Thiên Lý (Hoa Lý/Dạ Lài Hương)
Tên khoa học
Telosma cordata thuộc họ Thiên lý Asclepiadaceae.
Tên khác
Thiên Lý có tên khác là Hoa Lý, Hoa Thiên Lý, Dạ Lài Hương.
Nguồn gốc
- Chi Telosma Coville có nhiều loài là thân dây leo quấn và được phân bố chủ yếu tại các nước nhiệt đới châu Á. Các loại hoa thiên lý: ở Việt Nam, Thiên Lý có 2 loại đều là rau ăn và cây thuốc. Thiên Lý phân bố tại các tỉnh phía nam Trung Quốc bao gồm Hải Nam và đến Lào, Việt Nam, Campuchia và 1 số nước khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, Thiên Lý là loại cây được trồng lâu đời có tác dụng lấy lá và hoa của cây làm rau. Thiên Lý được trồng rải rác khắp các tỉnh trung du Bắc Bộ, các tỉnh thuộc đồng bằng và còn được trồng tại thành phố.
- Cây bông Thiên Lý là cây ưa ánh sáng và ẩm do đó cây sinh trưởng tốt tại các nơi có điều kiện nóng và ẩm , vùng nhiệt đới có nhiệt độ 21-24 độ. cây bị rụng lá về mùa đông. Tại những nơi có độ cao > 1500m như Sa Pa thì không trông được Thiên Lý.
Đặc điểm thực vật
- Giàn hoa thiên lý có thể dài hàng mét, là loại cây dây leo. Thân của Thiên Lý khi non có lông và các lá mọc đối nhau, mềm, mỏng có độ dài 6-11cm, rộng 4-7,5cm, đầu có hình mũi nhọn ngắn gốc có hình tim, hai mặt trên và dưới của lá nhẵn và gần như có màu lục, mép nguyên thường cong lên, có lông ở phần gân và cuống lá dài 1-2 cm.
- Các cụm hoa Thiên Lý mọc thành xim có tán ở phần kẽ lá, 1 xim có nhiều hoa, bông hoa thiên lý có màu vàng lục và thơm. Đài hoa có răng nhọn có lông, cánh hoa thuôn dài, tràng có ống rất ngắn, cao bằng nửa ống tràng, nhị có khối phấn hình cầu.
- Cây thiên lý có quả không? Thiên Lý có quả và của cây là quả đài có chiều dài 6-9cm, mùa ra quả là thành 5-7 hàng năm. Quả rộng 12-14 mm và dài 6-10cm có lông mào dài 3cm. Thiên Lý là loại cây ra hoa rất nhiều tuy nhiên ít khi ra quả trừ những cây có tuổi đời lâu năm ở những nơi có nhiều nắng. Hạt có mào lông và sẽ được phát tán nhờ gió. Thiên Lý có khả năng tái sinh dinh dưỡng khỏe. Vào mùa đông cây thường bị chặt bớt phần thân và các phần cành gì còn những phần còn lại vẫn có thể tiếp tục tái sinh sau mùa đông.
- Hàng năm đến tháng 3-4 từ các phần thân cành sẽ bị rụng lá sau đó mọc ra nhiều chồi non, các loại chồi non này sinh trưởng nhanh chỉ sau 2 tháng có thể dài gần 2 mét và hoa Thiên Lý xuất hiện ngay sau khi các chồi non này mọc lên, đồng thời các lá non cũng được mọc ra. Hoa Thiên Lý nở trong 15-20 ngày và thụ phấn nhờ côn trùng thường là kiển đen vì chúng thường chui là hoa để ăn mật.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của cây hoa Thiên Lý là lá, rễ, hoa.
Thu hái, chế biến
Nếu sử dụng lá và rễ Thiên Lý thì sẽ thu hái quanh năm còn nếu sử dụng hoa Thiên Lý thì thu hái vào mùa thu đông đem phơi hoặc sấy khô.
Tính vị, quy kinh
Thiên Lý có vị ngọt, hơi nhạt, tính bình.
Thành phần hóa học
Lá và thân Thiên Lý có chứa alkaloid.
Tác dụng dược lý
- Hoa Thiên Lý có tác dụng gì? Theo các tài liệu nước ngoài, các thành phần trong hoa Thiên Lý có tác dụng lợi tiểu.
- Thiên Lý có tác dụng giúp giải nhiệt do đó có khả năng hỗ trị điều trị bệnh trĩ, nhiều nghiên cứu cho thấy Thiên Lý có chứa các thành phần sát khuẩn do đó lầm giảm tình trạng viêm nhiễm, loại bỏ vi sinh vật gây viêm nhiễm và có tác dụng đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
- Hoa của Thiên Lý còn chứa nhiều chất xơ, chất diệp lục nhờ đó giúp giảm cảm giác thèm ăn, có cảm giác no lâu và giảm quá trình hấp thu chất béo từ đó hỗ trợ giảm cân và chống béo phì.
- Nấu bột hay cháo của hoa thiên lý có khả năng ngăn ngừa rôm sẩy do thúc đẩy hỗ trợ giải độc, thanh nhiệt.
- Hoa Thiên Lý có tác dụng giúp cải thiện giấc ngủ, an thần hiệu quả.
Công năng chủ trị
Công dụng của hoa Thiên Lý: tác dụng minh mục, thanh can và giải độc sinh cơ, tiêu viêm mắt, làm chóng lên da non, làm tan màng mộng.
Bông thiên lý có tác dụng gì? Hoa Thiên Lý còn có tác dụng an thần, gây ngủ, thanh nhiệt, trị giun kim. Ở Thái Lan, lá và hoa Thiên Lý đều ăn được được dùng để trị viêm kết mạc cấp hay mạn tính, mờ đục màng mắt, viêm kết mạc, viêm kết mạc ở bệnh nhân bị bệnh sở. Lá Thiên Lý được dùng để giã và đắp lên phần bị mụn nhọt, sa dạ con, trị lòi dom, vết loét. Rễ Thiên Lý có tác dụng dùng để chế mứt và làm thuốc chữa đái buốt có cặn trắng hay đái buốt có kèm theo máu.
Tác hại của hoa Thiên Lý
Mặc dù Thiên Lý có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe tuy nhiên trong Thiên Lý chứa 1 hàm lượng nhỏ alkaloid có độc vì vậy không nên ăn quá nhiều.
Liều dùng
Liều dùng hoa thiên lý có thể khác nhau phụ thuộc vào bộ phận dùng: nếu dùng hoa hay lá thì dùng 3-5g mỗi ngày, còn nếu dùng rễ thì dùng 12-20g mỗi ngày.
Kiêng kỵ
Thiên Lý kiêng kỵ với trẻ sơ sinh, người tiêu hóa kém, tiêu chảy, đau bụng.
Bảo quản
Bảo quản tại nơi khô thoáng.
Một số bài thuốc có chứa Thiên Lý
Ngoài việc sử dụng Thiên Lý như 1 món ăn được chế biến hàng ngày, sau đây là 1 vài bài thuốc cho thấy công dụng hoa thiên lý chữa bệnh:
- Chữa trị bằng lá thiên lý, chữa sa tử: tiến hành thu lấy lá non và lá bánh tẻ của Thiên Lý khoảng 100g cả 2 loại sau đó đem rửa sạch và giã nát với khoảng 5g muối trắng, thêm khoảng 30ml nước cất và lọc qua vải gạc sau đó thu lấy phần dịch chiết được. Dùng nước này để tẩm vào bông và đắp lên chỗ bị dom hoặc phần tử cung bị sa dã đã được rửa sạch bằng thuốc tím hay nước muối sau đó băng phần da bị bệnh lại như đống khổ. Hàng ngay bệnh nhân nên thay băng 1 lần. Tác dụng của bài thuốc này thường được thấy trong 3-5 ngày. Thời điểm đắp thuốc tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ vì khi ấy tần suất vận động không nhiều giúp thuốc thấm tốt vào phần da bị bệnh. Hoặc có thể chế thành thuốc mỡ để điều trị bệnh theo công thức bào chế như sau 10ml dịch nói trên + 40g lanolin + 50g vaseline đem tất cả trộn đều lên rồi dùng như thuốc mỡ bôi ngoài da, bôi lên vùng da bị bệnh. Đối với trường hợp sa dạ con khi dùng bài thuốc trên thì sẽ cho kết quả trong 3-4 ngày tuy nhiên nhiều báo cáo cho thấy việc điều trị bài thuốc Thiên Lý cho người bị sa dạ con có 9 trường hợp thì có 8 trường hợp nhẹ khỏi hoàn toàn còn 1 trường hợp bị sa dạ con > 6 tháng thì không khoit.
- Dùng Thiên Lý để chữa đái buốt, chữa đái ra máu hay nước tiểu có cặn trắng: 10-20g rễ Thiên Lý đem thái nhỏ và sắc với khoảng 200 ml (rễ Thiên Lý trước khi sắc cần loại bỏ tạp bằng cách rửa sạch với nước) sau đó đem sắc trên bếp cho lửa vừa đến khi còn lại khoảng 50ml dịch sắc thì lọc lấy phần nước và uống luôn, nên uống trong ngày và uống 1 lần mỗi ngày.
- Dùng Thiên Lý để trị bệnh giun kim: sử dụng 20-30g lá non hay phần hoa của Thiên Lý dùng với liều 20-30 g và đem nấu canh ăn hàng ngày. Việc dùng canh nấu từ hoa và lá Thiên Lý hàng ngày cũng giúp làm bổ và mát cho cơ thể.
- Ngoài ra việc dùng canh hoa Thiên Lý nấu với rau khủ khởi và cho thêm lá non mướp đắng có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ, bổ mắt và giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi sau những buổi làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
- Chữa viêm kết mạc cấp hay mạn tính, viêm giác mạc: chuẩn bị 3-6g hoa hay lá Thiên Lý đem loại bỏ tạp bằng cách rửa sạch với nước sau đó đem sắc nước uống hàng ngày, nên uống luôn trong ngày để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
- Chữa mụn nhọt, lở loét: lá Thiên Lý tươi đem hơ nóng sau đó đắp lên vùng bị lở loét hay bị mụn.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Thiên Lý. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 64. Truy cập ngày 12/12/2023.
- Đỗ Huy Bích (2006), Thiên Lý, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 858. Truy cập ngày 12/12/2023.
- Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Thiên Lý , trang 1071. Truy cập ngày 12/12/2023.