Thiên Hoa Phấn (Qua Lâu Căn)
Tên khoa học
Trichosanthes kirilowii Maxim. (Qua lâu), họ Bí (Cucurbitaceae).
Tên khác
Qua lâu căn
Nguồn gốc
Thân rễ (cũ) của cây Qua lâu. Củ màu trắng, bột nhiều, chất cứng mịn, mạch gân ít là loại tốt. Củ màu nâu, nhiều sợi xơ là loại vừa.
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Sơn Đông, Hà Bắc, Sơn Tây và Thiểm Tây.
Thu hái và chế biến
Thu hoạch vào mùa Thu hoặc mùa Đông, làm sạch. Loại bỏ vỏ ngoài, cắt thành khúc ngắn hoặc cắt theo chiều dọc, phơi khô.
Tính vị, quy kinh
Vị ngọt, hơi chua.
Vào 3 kinh: Phế, Vị, Đại trường.
Công dụng
Sinh tân dịch, chỉ khát, thanh nhiệt giải độc.
Trị môi khô, miệng táo, rêu lưỡi ít, thậm chí không có nước bọt. Dùng làm thuốc tiêu mủ, tan sưng, lên da non, trị ung nhọt ngoại khoa.
Thiên hoa phấn và Lô căn đều là thuốc thanh nhiệt, nhưng hiệu lực thanh nhiệt của Lô căn hay hơn, nhưng hiện lực sinh tân dịch của Thiên hoa phấn hay hơn.
Thiên hoa phấn trị tân dịch ở phần khí bị tổn thương, chất lưỡi không đỏ. Thạch hộc trị tân dịch ở phần dinh, phần âm bị tổn thương, chất lưỡi đỏ thẫm.
Kiêng kỵ
Khát nước không phải táo nhiệt thì cấm dùng, khát nước do Tỳ Vị hư hàn.
Liều dùng
9-12g/ngày
Đặc điểm dược liệu
Hình nón không đều, hình con quay, hoặc được cắt thành nhiều mảnh. Mặt ngoài màu trắng vàng hoặc nâu nhạt, có nếp nhăn dọc.
Thể chất: chắc, mặt cắt nhiều bột. Mùi: nhẹ. Vị: hơi đắng.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng to, mập, màu trắng, chắc, nhiều bột, mặt cắt có vài đốm mạch.
Bổ phổi
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam