Thị Đế (Tai Hồng)
Tên khoa học
Đài khô của loài Diospyros kaki Thunb. (Hồng), họ Thị (Ebenaceae)
Nguồn gốc
Đài khô của loài Diospyros kaki Thunb. (Hồng), họ Thị (Ebenaceae)
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến
Thu hái và chế biến
Quả được thu hái vào mùa Đông và đài được tách ra sau khi hái quả. Rửa sạch, phơi khô
Tính vị, quy kinh
Vị đắng tính ôn vào kinh Vị
Tác dụng
Ôn trung hạ khí.
Thị đế chính là tai của quả hồng phơi hay sấy khô là có thể dùng. Cây hông cũng là một cây rất phổ thông ở Việt Nam, dễ tìm dễ trồng.
Thị để tính ôn có tác dụng ôn trùng hạ khí chủ yếu dùng để chữa các chứng ợ, nấc, ngoài ra còn dùng chữa các chứng ho, đi đái đêm tuy nhiên không đặc hiệu. Nhớ về thị đề thì chi can nhớ đến tác dụng chữa ợ, nấc (y khí, ách nghịch), đây là tác dụng rất đặc hiệu, có thể dùng độc lập hoặc dùng trong bài thuốc.
Bài Đinh hương thị đế tán hoặc thăng đều được là bài thuốc đặc trị chứng nôn mửa nấc cụt do hàn – do dương khí ở trung tiêu không mạnh, vị có hư hàn gây nên chứng nấc. Bài này dùng đinh hương và thị đế là hai vị chính, nếu cơ thể hư yếu có thể thêm đẳng sâm. Còn nếu nôn mửa, nấc cụt do nhiệt thì dùng bài Quất bì trúc nhự thang (thường gặp ở đối tượng có thai).
Đặc điểm dược liệu
Hình tròn dẹt. Bề ngoài màu nâu vàng hoặc nâu đỏ. Mặt bên trong màu nâu vàng.
Thể chất: nhẹ; giòn, dễ bị nghiền. Mùi: không rõ. Vị: chát hăng
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng là loại to và dày, thể chất cứng và có màu nâu vàng