Thanh Thất (Càn Thôn/Bụt)
Danh pháp
Tên khoa học
Ailanthus malabarica DC (Họ Thanh Thất – Simarubaceae)
Tên khác
Càn Thôn, Bụt, Bông Xướt
Nguồn gốc
Cây thanh thất mọc ở đâu? Cây mọc hoang dại trong những rừng các tỉnh Vĩnh Phú, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Trước đây người ta trồng ngay gần Hà Nội để lấy lá nhuộm đen satanh. Còn mọc ở Ấn Độ.
Đặc điểm thực vật
Thanh thất là một cây gỗ lớn. Lá thanh thất kép lông chim lẻ, kích thước lớn, dài 0,6-1m thường tập trung ở gần ngọn cành, đứng dưới nhìn lên trông như những tán nhỏ có hình như mạng nhện. Lá chét lệch, hơi cong lưỡi liềm, lá già trước khi rụng có đỏ tiết. Hoa thanh thất mọc thành xim dơm, xếp thành chuỳ ở kẽ lá, dài 20-25cm. Quả thanh thất có cành dài 7-8cm, rộng 18mm, mang một hạt ở giữa quả. Hạt tròn và dẹt. Thoạt nhìn quả ta có thể nhầm với quả của một chi Dalber gia họ cánh bướm.
Bộ phận dùng – Thu hái – Chế biến
Chủ yếu được khai thác như một loại cây gỗ tốt. Để làm thuốc ta có thể dùng vỏ và lá phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học
Trong vỏ thân mùi thơm, vị rất đắng có một chất giống như nhựa màu đỏ nhưng không tan trong rượu, trong ete và trong nước. Khi khía vỏ người ta được một thứ nhựa màu đỏ nâu, hay xám dẻo, mùi thơm, tại Ấn Độ người ta gọi là matipaula. Khi đốt toả ra mùi thơm dễ chịu, do đó Ấn Độ xem nhựa này là một chất thơm quý và đắt.
Tác dụng dược lý
Đang cập nhật
Tính vị – Quy kinh
Đang cập nhật
Công năng – Chủ trị
Cây thanh thất chữa bệnh gì? Vỏ và lá được dùng làm thuốc bổ đắng dùng trong những trường hợp kém ăn, phụ nữ sau khi đẻ, còn có tác dụng chữa sốt. Có thể dùng chữa lỵ.
Liều dùng
Mỗi ngày dùng 4 đến 10g vỏ dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Bảo quản
Bảo quản dược liệu thanh thất ở nơi khô ráo và thoáng mát.
Một số bài thuốc phổ biến
Vỏ và lá được dùng làm thuốc bổ đắng dùng trong những trường hợp kém ăn, phụ nữ sau khi đẻ. Mỗi ngày dùng 4 đến 10g vỏ dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tấn Lợi (2006), Thanh Thất, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 912.
- Phạm Hoàng Hộ (1999), Thanh Thất, Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, Hà Nội, tập 2, trang 384.