Tế Tân
Tế tân là rễ và thân rễ đã phơi khô của cây bắc tế tân Asarum heterotropoides Fr., Schmidt var. mandshuricum (Maxim.) Kitag, cây hán thành tế tân Asarum sieboldii Miq. var. seou iense Nakai, hoặc hoa tế tân Asarum sieboidii Miq., thuộc họ mộc hương (Aristolochiaceae). Hai loài trên còn gọi là liêu tế tân.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học chủ yếu là tinh dầu (2,39-3,80%), methyl eugenol, or-pinen, yổ-pinen, saữol, estragol, asaron, limonen… Vị cay của tế tân chủ yếu là do -butyl dodecatetraenamin. Tế tân còn chứa higenamin, nhiều acid amin và nguyên tố vô cơ khác.
Tính vị quy kinh
Tế tân có vị cay, tính ấm, quy kinh tâm, phế, thận, có công năng khu phong, tán hàn, hành thủy, khai khiếu. Chủ trị ngoại cảm phong hàn, đau đầu, đau răng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, phong thấp tý thống, đàm ẩm khái suyễn.
Tác dụng
Phát tán phong hàn, thông kinh hoạt lạc, chữa ho long đờm.
Tế tân vị cay thì tán, ôn thì thông, hương thơm thì luồn lách, có thể đi được từ biểu vào lý (từ ngoài vào trong), chẳng những tán được hàn tà ở biểu mà còn trừ được hàn tà ở lý, sở trường về chỉ thống (chữa đau) cho nên là vị thuốc quan trọng để chữa các chứng thống thuộc kinh Thiếu âm. Giống như Bạch chỉ là một vị tán hàn tà và thông lợi khiếu tác động mạnh nhất ở kinh Dương minh, thì Tế tân cũng là một vị tán hàn tà và cũng có tác dụng thông lợi khiếu rất mạnh ở kinh Thiếu âm. Tuy nhiên tính của tế tân rộng hơn, xu hướng tác động hàn tà cả ở biểu cả ở lý, các chứng ngoại cảm phong hàn gây thiên đầu thống và chính đầu thống (nhức một bên đầu và nhức ở đỉnh đầu) dùng tế tân tác dụng rất tốt.
Như đã nói ở trên tất cả các chứng đau đầu thì có bộ ba Tế tân, Bạch chỉ, Xuyên khung là công thức vàng đặc trị cho các loại đau đầu, trong đó dùng hay nhất là đau đầu do ngoại cảm hàn, đau đầu thuộc kinh dương minh, kinh thiếu âm. Ngoài ra tế tân còn có tác dụng chữa ho và đờm nhiều(ôn hóa đờm ẩm) hay dùng với Can khương, Ngũ vị tử.
LƯU Ý: Tế tân có vị cay cay tê tê, cảm giác tê ở đầu lưỡi khi dùng, nên đôi khi dùng tế tân với tác dụng như một vị gây tê. Đặc biệt là các chứng đau răng, đau lợi dùng tế tân và bạch chỉ ngâm rượu, xong lấy rượu đó chấm vào điểm đau có tác dụng cắt cơn đau rất nhanh. Mặt khác bởi vì tế tân vị cay và tê nên khi dùng liều lượng phải hết sức chú ý không được dùng liều quá cao, thông thường tầm 2g-4g-6g.
Tác dụng dược lý
Hạ sốt:
Tinh dầu tế tân dùng đường uống có tác dụng hạ sốt do nhiều tác nhân gây ra trên thỏ; tiêm phúc mạc có thể gây hạ thân nhiệt trên chuột nhắt trắng bình thường. Tiêm phúc mạc có tác dụng hạ sốt thực nghiệm trên chuột cống trắng khoảng 5 giờ. Cơ chế tác dụng là: ức chế hệ TKTW
An thần, giảm đau:
Tinh dầu tế tân tiêm phúc mạc làm cho chuột nhắt, chuột lang giảm hoạt động tự chủ, đi lại không vững, giảm hồ hấp. Khi tăng liều, động vật thí nghiệm mất phản xạ lật lại thân, thể hiện tác dụng ức chế thần kinh trung ương tăng lên, có thể dẫn đến ngừng hô hấp và tử vong.
Tinh dầu tế tân có tác dụng hiệp đồng với natri barbiturat. Trên động vật thí nghiệm, tinh dầu tế tân có tác dụng ức chế rõ rệt tác dụng gây đau do tác nhân vật lý hay hoá học, tiêm phúc mạc có tác dụng tăng ngưỡng đau rõ rệt.
Chống viêm:
Tinh dầu tế tân dùng đường uống và đường tiêm đều có tác dụng chống viêm mạnh; tác dụng ức chế viêm ở các giai đoạn: thẩm xuất, di chuyển bạch cầu và hình thành tổ chức viêm.
Đối với aldehyd formic, carrageenin, nấm men, lòng trắng trứng gây phù chân chuột cống trắng, hoặc dầu ba đậu gây phù tai chuột nhắt trắng, histamin hoặc PGE gây tăng tính thấm mao mạch.. đều thể hiện tác dụng ức chế rõ rệt, đồng thời ức chế giải phóng histamin trong tổ chức viêm. Te tân có tác dụng chống viêm trên cả chuột cống trắng binh thường hoặc đã cắt bỏ tuyến thượng thận.
Higenamin phân lập từ tế tân hoặc dịch chiết nước tế tân đều có tác dụng chống viêm tốt. Cơ chế tác dụng chống viêm của tế tân là: tác dụng kiểu ACTH; tăng cường chức năng tuyến vỏ thượng thận; ức chế sự giải phóng các chất trung gian gây viêm; đối kháng các chất trung gian gây viêm; chống oxy hóa; dọn gốc tự do…
Chống dị ứng:
Dịch chiết nước tế tân và cắn chiết ethanol có tác dụng ức chế giải phóng chất trung gian gây phản ứng quá mẫn. Nhũ tương tế tân có khả năng làm teo tuyến ức, giảm trọng lượng tương đối tuyến tụy, giảm số lượng tế bào T… trên chuột nhắt trắng dùng đường uống.
Tác dụng trên hệ hô hấp:
Tinh dầu tế tân, methyl eugenol, asaron có tác dụng giãn cơ trơn khí quản, cắt cơn hen. Tinh dầu tế tân có tác dụng đối kháng histamin, acetylcholin gây co thắt cơ trơn khí quản. Asaron có tác dụng long đờm.
Tác dụng trên hệ tim mạch:
Cắn chiết ethanol, higenamin có tác dụng làm tăng nhịp tim chó đã gây mê, tăng cung lượng tim và tăng áp lực động mạch. Khi dùng thuốc chẹn p, vẫn thể hiện tác dụng tăng cung lượng tim.
Tiêm tĩnh mạch tinh dầu tế tân, có tác dụng đối kháng vasopressin gâỵ thiếu máu cơ tim, đồng thời tăng khả năng thích ứng với tình trạng thiếu oxy của cơ tim chuột nhắt trắng.
Tinh dầu tế tân có tác dụng hạ huyết áp trên chó gây mê nhưng dịch chiết nước te tân lại có tác dụng tăng huyết áp: Như vậy, tác dụng trên huyết áp của tế tân phụ thuộc vào thành phàn higenamin trong mẫu thử.
Kháng khuẩn:
Có tác dụng khấng vi khuẩn Gram (+), Bacillus Salmonella type và nhiều chủng vi khuẩn khác. Thành phần có tác dụng là saữol.
Tóm tắt
Tác dụng hạ sốt, trấn tĩnh, giảm đau, tác dụng trên hệ tim mạch, kháng khuẩn là cơ sở chứng minh công năng khu phong tán hàn của tế tân; tác dụng chống viêm, tác dụng trên hệ hô hấp có liên quan đến công năng khai khiếu của tế tân. Thành phần chính có tác dụng sinh học là tinh dầu.
Trên lâm sàng, tế tân được dùng trong điều trị đau đầu, viêm khí quản mạn tính, đau thắt ngực, giảm nhịp tim. Ngoài ra, tế tân còn được phối hợp sử dụng để điều trị đại tiện trở trệ, phong thấp.
Độc tính và tác dụng bất lợi
Trên chuột nhắt trắng, LD50 của nước sắc tế tân dùng đường uống và đường tiêm tĩnh mạch lần lượt là 12,38 g/kg TT và 0,78 g/kg TT, LD50 của tinh dầu tế tân tiêm phúc mạc là 0,55ml/kg TT. Tinh dầu có chứa safrol thì độc tính cao, trộn lẫn vào thức ăn của chuột cống trắng, sau 2 năm có đến 28% xuất hiện ung thư gan. Dùng lâu ngày tế tân liều thấp trên mèo, xuất hiện hiện tượng mỡ bao thận, gan…
Dùng quá 20 g/ngày có thể thấy miệng khô, cảm giác tê đầu lưỡi, tê ngón chân, tác dụng này mất đi khi dừng thuốc. Tế tân có độc đối với thận, các trường hợp suy thận dùng thận trọng.
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam