Tây Hồng Hoa (Hồng Hoa Tây Tạng)
Tên khoa học
Nhụy khô của loài Crocus sativus L.(Phan hồng hoa), họ Lay ơn (Iridaceae)
Nguồn gốc
Nhụy khô của loài Crocus sativus L.(Phan hồng hoa), họ Lay ơn (Iridaceae)
Vùng sản xuất
Được trồng ở Tây Ban Nha, Hy Lạp, Pháp, Nga và Trung Á; cũng được đưa vào trồng ở Trung Quốc
Thu hái và chế biến
Thu hoạch vào sáng sớm trong ngày trời quang đãng khi cây đang ra hoa. Nhụy được thu hái, trải vào thùng tre, sau đó dùng một tờ giấy thấm nước đậy lên trên rổi đem phơi nắng. Cũng có thể làm khô bằng sấy nhiệt 40-50°C, hoặc làm khô bằng không khí ở nơi mát mẻ với không khí lưu thông tốt
Tính vị và công năng
Vị ngọt, tính bình. Bổ huyết hóa ứ, lương huyết giải độc, giải uất an thần
Đặc điểm dược liệu
Hình sợi chỉ, có ba nhánh. Bên ngoài màu đỏ sẫm. Thể chất: chất nhẹ; lỏng, không dầu và bóng, giòn và dễ gãy sau khi khô. Mùi: đặc trưng, hơi khó chịu. Vị: hơi đắng
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng có đầu nhụy màu đỏ tía, ít có màu vàng