Hiển thị kết quả duy nhất

Táo Rừng (Mận Rừng/Vang Trầm)

Tên khoa học

Rhamnus Crenatus thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae)

Tên khác

Táo Rừng có tên khác Mận Rừng, Bút Mèo, Vang Trầm, Hồng Rừng.

Nguồn gốc

  • Táo Rừng gồm các loại cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi nhỏ phân bố rải rác tại các vùng nhiệt đới, ôn đới ấm, cận nhiệt đới. Táo Rừng ở Việt Nam hiện nay có 10 loài trong đó Táo Rừng phân bố ở hầu hết các tỉnh trung du bắc bộ, tỉnh miền núi. Độ cao phân bố thường thấy ở Táo Rừng là < 1000m. Ở các tỉnh phía Nam, thì ít gặp Táo Rừng. Táo Rừng còn được thấy ở Ấn Độ, Lào, Trung Quốc.
  • Táo Rừng là loại cây ưa ánh sáng và chịu được hạn khi còn nhỏ chịu bóng tốt và thường mọc ở những quần thể cây bụi ở đất sau nương rẫy hay ở đồi. Tại đồng bằng Táo Rừng đôi khi cũng thấy ở trong các lùm cây quanh làng. Táo Rừng ra hoa quả hàng năm. Hoa Táo Rừng có tuyến mật vì vậy dễ hấp dẫn côn trùng nhờ đó hấp thụ phấn hiệu quả. Khả năng tái sinh của Táo Rừng hiệu quả. Tái sinh tự nhiên Táo Rừng từ hạt Táo Rừng tốt. Sau khi bị chặt phá phần còn lại của cây vẫn có thể tái sinh cây chồi.
  • Cách trồng Táo Rừng như sau: Táo Rừng không kén đất trồng vì cây có tính chống chịu cao nên ít sâu bệnh, Táo Rừng được trồng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh trung du. Táo Rừng được nhân giống chủ yếu bằng cách dùng cành cây Táo Rừng vào mùa xuân, khi trồng sẽ đem đào hố 50 x 50 x 50 cm sau đó bót lót 1 ít phân chuồng nếu có điều kiện, sau đó cắm cánh và tưới để giúp giữ ẩm cho cây sau đó cây sẽ lên chồi. Cây Táo Rừng rất dễ sống vì vậy không cần chăm sóc nhiều.

Đặc điểm thực vật

  • Cây Táo Rừng là loại cây nhỡ hay cây nhỏ chỉ cao vài mét. Cành Táo Rừng non, mềm có lông tơ ít lông thưa và cành già thì nhẵn.
  • Lá Táo Rừng mọc so le, hình trứng, gốc hình hơi tròn hay thuôn, đầu vằng có mũi nhọn ngắn, mép hơi khía răng mặt trên sẫm bóng, mặt dưới của lá có lông rất nổi,màu nhạt, cuống ngắn có khía rãnh.
  • Cụm hoa Táo Rừng mọc thành các chùm tán ở kẽ lá, 5-8 hoa nhỏ màu trắng vàng, đài có ống ngắn, 5 thùy nhỏ, tràng 5 cánh nhẵn, nhị 5, chỉ nhị ngắn, dẹt, bao phân dài hơn chỉ nhị, bầu hình chóp, thượng 3 ô.
  • Quả Táo Rừng hình cầu, nạc có đài tồn tại khi chín có màu đỏ sau đen.
  • Mùa ra hoa là tháng 5-7, mùa ra quả là tháng 8-10.
Táo Rừng
Táo Rừng

Bộ phận dùng

Trái Táo Rừng, lá và rễ đều là những bộ phận sử dụng của Táo Rừng.

Thu hái, chế biến

Lá và rễ Táo Rừng thu hái quanh năm, quả Táo Rừng ra vào tháng 8-10, rễ Táo Rừng khi đào đem về rửa sạch đất bóc lấy phần vỏ bên ngoài và thái phơi hoặc sấy khô. Lá Táo Rừng thường dùng lá tươi.

Tính vị, quy kinh

Táo Rừng có vị đắng, tính bình, có độc.

Quả Táo Rừng có vị chua, tính bình.

Thành phần hóa học

  • Trong rễ và lá Táo Rừng có chứa những chất phản ứng dương tính với thuốc thử flavonoid, alkaloid, saponin.
  • Trong Táo Rừng có chứa acid chrysophanic, chrysarobin.
  • Năm hợp chất đã được phân lập từ Táo Rừng được xác định lần lượt là crenatoside, torachrysone, emodin, emodin-1-O-beta-D-glucopyranoside và beta-sitosterol

Tác dụng của cây Táo Rừng

  • Táo Rừng đã được sử dụng làm thuốc nhuận tràng, tẩy, lợi tiểu, hạ huyết áp.
  • Thành phần hóa học của chiết xuất Táo Rừng được đánh giá bằng phân tích khối phổ ion hóa cho thấy hoạt tính chống u ác tính được xác định trên tế bào khối u nuôi cấy B16F10, ức chế sự tăng sinh tế bào khối u ác tính B16F10.
  • Chiết xuất nước Táo Rừng có tác dụng hạ đường huyết đáng kể ở chuột mắc bệnh tiểu đường do streptozotocin đường uống.
  • Táo Rừng được sử dụng để điều trị bệnh viêm phổi, bong gân, lậu, thấp khớp và nhiễm giun đũa, có tác dụng chống oxy hóa, chống sốt rét, kháng khuẩn, chữa lành vết thương và chống viêm rộng rãi. Những hoạt động này là do các alkaloid, steroid, triterpenes, tannin, flavonoid, flavon, phenol và glycoside.
  • Chiết xuất Táo Rừng có tác dụng ức chế lượng melanin, có thể làm giảm hoạt động tyrosinase nội bào B16F10, bảo vệ chống lại stress oxy hóa do tia UVA gây ra.
  • Chiết xuất ethanol của Táo Rừng có tác dụng bảo vệ gan mạnh mẽ chống lại tổn thương gan do INH + RIF gây ra ở chuột.
  • Vỏ của Táo Rừng hữu ích trong việc chữa lành vết thương và quả của nó có khả năng trị bệnh tiểu đường và cũng được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày.
  • Lá Táo Rừng có tác dụng chữa lành vết thương, hoạt động chống viêm, và hạ mỡ máu do các thành phần flavanoid và các alcaloid cyclopeptide như ziziphine A–F, amphibine-B , amphibine-F và amphibine H.

Công dụng cây Táo Rừng

  • Cây táo rừng chữa bệnh gì? Táo Rừng có tác dụng dùng ngoài để sát trùng, tiêu viêm, giúp chống ngứa. Hạt Táo Rừng được dùng làm thuốc làm dễ ngủ, trị ho và chữa kiết lỵ, ỉa chảy. Dân gian ta còn dùng lá vò Táo Rừng uống giúp chữa buồn nôn, chóng mắt. lá sắc uống giúp giải độc thức ăn.
  • Ở Campuchia, vỏ Táo Rừng được dùng trong trị sốt cho trẻ sơ sinh.
  • Ở Ấn Độ, Táo Rừng dùng sắc vỏ rễ có tác dụng chữa vết thương mới mắc, quả được dùng trong thuốc trị đau dạ dày.
  • Rễ và lá Táo Rừng được dùng theo đường ngoài da giúp chữa hắc lào, mụn rộp, vẩy nến, lang ben.
  • Tiêm tĩnh mạch chiết xuất nước Táo Rừng cho chuột Wistar được gây mê có huyết áp bình thường đã làm giảm huyết áp hệ thống.
  • Rễ, lá và thận, quả Táo Rừng đều chứa chất độc nên không được uống quá nhiều.
Táo Rừng
Táo Rừng

Một số bài thuốc có chứa Táo Rừng

  • Táo rừng ngâm rượu chữa hắc lào: Đem phần vỏ rễ khô của Táo Rừng đem giã nát rồi ngâm với rượu trắng 40% với tỷ lệ 1 rễ : 3 rượu hoặc ngâm với giấm theo tỉ lệ 1 vỏ rễ : 2 giấm. Sau đó đem bôi lên vùng bị hắc lào đã được vệ sinh. Thuốc này có thể dùng chữa cả lang ben.
  • Táo Rừng chữa lở ngứa: lá Táo Rừng đem nấu nước và tắm, 1 lần/ngày trong 5 ngày liên tục.
  • Táo Rừng chữa ghẻ: 30 g vỏ rễ Táo Rừng phơi khô rồi tán bột trộn với mỡ lợn thành bột nhão sau đó cho vào 1 miếng vải mỏng và hơ nóng rồi đắp lên vùng bị ghẻ.
  • Táo Rừng chữa eczema: 30 g rễ Táo Rừng + 9 g quả xuyên tiêu + 15 g lá bạch đàn đem nấu nước và rửa chỗ bị eczema.
  • Táo Rừng chữa mày đay, lở ngứa: 50-100 g lá tươi Táo Rừng đem rửa sạch sau đó vò nát và đun sôi với 4-5 lít nước trong 30 phút đến 1 tiếng. Đợi cho nước ấm thì đem tắm và dùng bã xát vào chỗ bị lở ngứa ngày dùng 1 lần dùng trong nhiều ngày.
  • Táo Rừng chữa lang ben, mụn rộp, vẩy nến: lấy 10 g vỏ rễ Táo Rừngđem rửa sạch và thái nhỏ sau đó ngâm trong 20 ml giấm trong 3-7 ngày. Nếu muốn dùng luôn thì cần đun nhỏ lửa cho giấm bay bớt đi sẽ thu được cặn sền sệt hoặc đem ngâm với 30ml rượu càng lâu càng tốt. Bôi 2 lần/ngày trong nhiều ngày. Thuốc này không gây khó chịu gây xót cho người dùng nhất là ở dạng cao đã bay hơi giấ.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006), Táo Rừng . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 149. Truy cập ngày 25/12/2023.
  2. Đỗ Huy Bích (2006), Mận Rừng, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 250. Truy cập ngày 25/12/2023.
  3. Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Táo Dại , trang 1025. Truy cập ngày 25/12/2023.

Nhuận tràng, thuốc xổ

Colon Care

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 0 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên

Thương hiệu: Davimin

Xuất xứ: Hoa Kỳ