Táo Nhân (Toan Táo Nhân)
Tên khoa học
Hạt chín khô của loài Ziziphus jujuba Mill. var. spinosa (Bge.) Hu ex H. F. Chou (Táo gai), họ Táo ta (Rhamnaceae).
Nguồn gốc
Toan táo nhân chính là nhân phơi hay sấy khô của hạt cây táo ta Ziziphus jujuba Mill. var. spinosa (Bge.) Hu ex H. F. Chou (Táo gai), họ Táo ta (Rhamnaceae).
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở vùng Hồ Bắc, Quảng Tây, Sơn Tây, Liêu Ninh và Hà Nam.
Thu hái và chế biến
Quả được thu hoạch vào cuối mùa Thu hoặc đầu mùa Đông; thịt quả và vỏ hạch được loại bỏ, thu lấy hạt bên trong.
Tính vị – quy kinh
Vị ngọt chua, tính bình và kinh Can, tâm, tỳ, đởm.
Đặc điểm dược liệu
Hình khối hoặc hình bầu dục dẹt. Bên ngoài màu đỏ tím hoặc nâu tím, nhẵn và bóng. Thể chất: vỏ hạt hơi giòn và lá noãn có dầu. Mùi: không rõ. Vị: dịu.
Tác dụng
Dưỡng tâm an thần, sinh tân chỉ khát, liễm hãn.
Toan táo nhân chính là nhân phơi hay sấy khô của hạt cây táo ta. Toan táo nhân vị ngọt chua nên có tính thu liễm, đặc biệt đi vào phần huyết của tâm can, có tác dụng bổ can dưỡng tâm để an thần. Can huyết hư làm cho hỏa của can bốc lên động đến tâm hỏa (hư hỏa nhiễu động), làm tâm hỏa động mà sinh ra thần chí không yên gây mất ngủ.
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho can huyết hư, nhưng phổ biến nhất là do tình chí uất kết: áp lực công việc, áp lực gia đình, căng thẳng, stress,… làm cho tình chí uất kết lâu ngày hóa hỏa, hỏa này thiêu đốt âm huyết của can. Khi can huyết hư lại không giữ được can hỏa, làm can hỏa bốc lên (bình thường can huyết và can hỏa như là âm với dương, mặc dù biến động nhưng phải luôn cân bằng nhau]. Can hỏa càng bốc lên thì tình chí càng uất kết, tình chí càng bốc kết lại càng làm hao âm huyết của can, tạo ra một vòng luẩn quẩn không điểm dừng. Can hỏa bốc lên trên ngoài gây mất ngủ, còn có các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng,…. Đặc tính của can là tàng hồn, của tâm là tàng thần. Tình chí uất kết hóa hỏa làm hao âm huyết của can dẫn đến hồn mất nơi trú ngụ sinh ra đặc điểm ngủ rất khó vào giấc, mà nếu có vào giấc được thì ngủ hay giật mình mà tỉnh giấc, khi đã tỉnh giấc rồi thì lại rất khó ngủ vào tiếp (vì hồn mất nơi trú ngụ nên khó vào giấc, ngoài ra hồn chủ cân cơ, hồn không yên nên hay giật mình). Nó là một vòng luẩn quẩn từ cơ chế bệnh cho đến triệu chứng bệnh.
Toan táo nhân dưỡng can huyết để yên tâm an thần, nghĩa là dường phần âm huyết của can giúp cho thần hồn có nơi nương tựa mà được yên. Đây là tác dụng chính của toan táo nhân. Bài toan táo nhân thang sử dụng tác dụng này của toan táo nhân một cách chính xác nhất. Toan táo nhân là quân dược giúp dưỡng huyết an thần, phụ trợ là Xuyên khung trên thì thượng hành đầu mục (giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt] dưới thì giải tình chí uất kết. Cặp Toan táo nhân và Xuyên khung giải quyết gốc nguyên nhân gây bệnh. Bài toan táo nhân thang còn có Tri mẫu tư âm giáng hỏa để thanh can dương, Phục linh hỗ trợ táo nhân định tâm an thần, Cam thảo hoãn cấp điều trung. Tổng cộng bài này có tất cả 05 vị.
Ngoài ra vì có vị chua nên toan táo nhân có thêm tác dụng liễm hãn, sinh tân chỉ khát thích hợp với các trường hợp âm hư đạo hãn (ra mồ hôi trộm), khí hư tự hãn (tự nhiên ra mồ hôi), tân dịch bị tổn thương khát nước.
Lưu ý: Toan táo nhân là nhân của hạt cây táo ta, là vị có độc nên chú ý liều lượng, mặc dù dùng sống hay dùng sao cũng đều có tác dụng an thần. Nhưng vì có độc nên dùng hay nhất là sấy khô hoặc phổ biến nhất là sao đen để giảm độc tính. Ngoài ra cũng cần phải lưu ý táo ta có 02 loại: một là táo chua, hai là táo ngọt. Bởi vì vị chua có tính thu liễm mạnh giúp dưỡng huyết, nên chọn nhân hạt của cây táo chua là tốt nhất, táo càng chua càng tốt, chua loét, chua ăn nhăn mặt càng tốt. Mặt khác cũng cần lưu ý táo chua khi để chín vàng hay có thêm vị ngọt (nửa chua nửa ngọt), vì vậy nên thu hoạch chuẩn nhất là lúc quả còn màu xanh chưa chín ngả vàng (vì sắc của can là màu xanh). Màu xanh vị chua là ngũ hành của tạng can.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng là loại lớn, nguyên, bóng, vỏ hạt màu nâu đỏ và nhân hạt màu trắng ngà.
Phân biệt Táo nhân/Toan táo nhân thật – giả
Vị thuốc Táo nhân/Toan táo nhân có thể có nguồn gốc từ (i) hạt cây Táo ta – Ziziphus mauritiana (Dược điển Việt Nam), hay (ii) hạt cây Toan táo – Ziziphus jujuba var. spinosa (Dược điển Trung Quốc).
Ngoài ra có 2 loại dùng để làm giả là (iii) hạt cây Đậu lăng – Lens culinaris, thường trộn với hạt loài Ziziphus mauritiana, và (iv) hạt cây Keo giậu – Leucaena leucocephala, thường được làm giả Táo nhân, tiêu thụ chủ yếu ở thị trường miền Nam.
Tất nhiên, giá của các loại này cũng chênh lệch nhau khá nhiều.
Mình thấy nhiều bạn khi mua hàng hay gọi cho nhiều nhà cung cấp, rồi lựa hàng rẻ nhất, nhưng nhiều khi thế là chưa đủ. Chất lượng dược liệu bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, khó kiểm soát và đánh giá, nhưng dù sao thì ít nhất – nó phải đúng loại đã.
Nay để ảnh của cả 4 loại để các bạn có thể phân biệt được rõ ràng, tránh nhầm lẫn khi mua hay sử dụng.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Trung Quốc
Xuất xứ: Việt Nam