Tang Chi (Cành Dâu)
Tên khoa học
Morus alba L. (Dâu tằm), họ Dâu tằm (Moraceae).
Nguồn gốc
Cành non khô của loài Morus alba L. (Dâu tằm), họ Dâu tằm (Moraceae).
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở An Huy, Chiết Giang, Giang Tô, Tứ Xuyên và Hồ Nam.
Thu hái và chế biến
Thu hái vào cuối mùa Xuân hoặc đẩu mùa Hè, loại bỏ lá; phơi nắng, hoặc có thể thái lát khi còn tươi rồi đem phơi nắng.
Tính vị quy kinh
Vị đắng ngọt tính hơi hàn vào kinh Can
Tác dụng
Khứ phong thấp, lợi quan tiết cân cốt, thông kinh hoạt lạc.
Tang chi là cành non của cây dâu tằm, là một vị thuốc nam rất dễ tìm kiếm, phổ biến. Xu hướng tác dụng của tang chi là thiên về những trường hợp phong thấp gây đau mỏi tê dại. Tang chi là vị có tác dụng khứ phong thấp thông kinh hoạt lạc đề lợi quan tiết cân cốt. Bài thuốc nghiệm phương Tang chi hồ trượng cân dùng tang chi với tác dụng này, đây là bài kinh nghiệm ở Thượng Hải – Trung Quốc thường được dùng để trị phong thấp, chân tay tê dại, mỏi. Trong bài này dung tang chi từ 40g đến 80g, tang chi dùng càng tươi càng tốt.
Đặc điểm dược liệu
Hình trụ dài, thỉnh thoảng có nhánh, dài không đều nhau. Bên ngoài màu vàng xám hoặc vàng nâu. Thể chất: cứng và dẻo, khó bẻ, bề mặt bị đứt gãy dạng sợi.
Mùi: nhẹ. Vị: nhạt.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng có bề mặt mềm, mặt cắt ngang có màu trắng vàng.