Tầm Ma
Danh pháp
Tên khoa học
Urtica dioica L.
Tên khác
Cây tầm ma châm chích, lá gai, tầm ma đốt
Nguồn gốc
Cây tầm ma là thực vật lâu năm thuộc họ Urticaceae thuộc chi Urtica.
Đặc điểm thực vật
Cây tầm ma có thân hình tứ giác, khá cao, màu xanh lá cây với khoảng 12 đến 20 bó mạch. Cây có thể mọc cao khoảng 2 mét. Lá thuôn, dài và có hình dạng là bầu dục, mọc đối diện nhau và từ gốc ra, viền lá mọc theo kiểu răng cưa nhưng mịn. Mặt trên lá tầm ma có màu xanh đậm, mặt dưới là màu xanh nhạt hơn.
Hoa của cây tầm ma là dạng hoa nhỏ, lưỡng tính, phát triển theo kiểu hoa chùm mọc ra từ nách lá. Các chùm hoa thường có màu nâu đến xanh lục và ra hoa vào khoảng tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
Quả của cây tầm ma hình tròn nhỏ và có chứa các hạt nhỏ khác có màu sắc nâu sẫm hoặc gần như đen hẳn, rễ cây là rễ chùm.
Phân bố – Sinh thái
Cây tầm ma có thể được tìm thấy ở hầu như mọi nơi trên thế giới và nhiều nhất ở các vùng Châu Âu, Bắc Mỹ, Bắc Phi và một số các vùng khác trên khu vực châu Á. Không chỉ vậy, thực vật tầm ma còn có thể được tìm thấy trong tự nhiên tại các vùng ngọn đồi và núi của Nepal.
Bộ phận dùng
Cả hạt, rễ hay lá của cây tầm ma đều được sử dụng.
Thu hái – Chế biến
Cây được thu hoạch quanh năm v khi hạt đã chín.
Tính vị – Quy kinh
Chưa có thông báo về tính vị, quy kinh của các thành phần cây tầm ma.
Thành phần hóa học
Trong nghiên cứu lâm sàng đã thấy được, hạt, lá và rễ cây tầm ma có chứa rất nhiều thành phần hóa học, có thể kể đến như flavonoid, tannin, các hợp chất dễ bay hơi, axit béo, polysaccharide, isolectin, sterol, tecpen, protein, vitamin và khoáng chất. Protein chiếm lượng vào khoảng 30% và khoáng chất là 20% trong các cây tầm ma khô.
Riêng trong rễ hay lá cây tầm ma có chứa lectin, lignan, polysaccharid, flavonoid, sterol, glycine, cysteine và tryptophan,… cùng các vi lượng như canxi, mangan, đồng, magie và kẽm.
Trong hạt tầm ma có chứa các acid béo bão hòa và không bão hòa cùng carotenoid (lutein và violaxantin) và β-carotene.
Tác dụng dược lý
Trong các nghiên cứu lâm sàng, người ta thấy được hiệu quả từ chiết xuất từ rễ, lá hay hạt tầm ma với tác dụng ngăn ngừa sự tăng sinh, ngừa viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, giảm đau xương khớp, kháng virus,…hiệu quả.
Hỗ trợ tăng cường chống viêm, giảm đau
Nghiên cứu trên chuột thấy được đặc tính giảm đau và giảm sự kích thích do nhiệt gây ra nhờ sự có mặt của chiết xuất hydroalcoholic, flavonoid, axit caffeoyl malic và axit caffeic.
Trong cổ truyền, trà tầm ma được sử dụng để giảm cơn nhức cơ và chống viêm khớp. Nghiên cứu hiện đại thấy được, các chiết xuất từ cây tầm ma có thể ức chế sản xuất prostaglandin và thromboxane trên các Cox, từ đó cho tác dụng chống viêm hiệu quả.
Ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp
Việc sử dụng trà từ lá tầm ma hỗ trợ tạo cảm giác thoải mái, chống căng thẳng kéo dài và cho tác dụng trong việc giãn mạch, ngăn ngừa được nguy cơ bệnh lý về tăng huyết áp.
Hỗ trợ tác dụng giải độc
Tầm ma được sử dụng như một liệu pháp để thay thế nhằm cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong dạ dày, ngăn cản được sự tích tụ các yếu tố gây độc, kích thích hệ bạch huyết và tăng cường loại bỏ các chất độc ra khỏi thận.
Tăng cường khả năng chống oxy hóa
Một nghiên cứu trên lâm sàng thấy được hiệu quả trong việc giảm peroxy hóa lipid và tăng nhanh hoạt động chống oxy hóa trên chuột. Nghiên cứu khác trên da liễu đã thấy được tác dụng chống oxy hóa hiệu quả trong việc thúc đẩy sự chữa lành, ngăn ngừa sẹo và các đốm đồi mồi, lão hóa trên da.
Kháng virus, ngăn ngừa dị ứng
Nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả trong việc điều trị dị ứng của cây tầm ma nhờ việc ngăn cản các thụ thể histamin H1, ức chế sự hoạt hóa của các tế bào mast và sự giải phóng các cytokine gây viêm. Tại úc, việc sử dụng trà tầm ma thường xuyên có hiệu quả cải thiện tình trạng hen suyễn lâu năm.
Nghiên cứu trong ống nghiệm đã thấy được tác dùng kháng virus mạnh của cây thông qua việc ức chế việc sao chép các nội bào virus.
Tăng cường sức khỏe trên nữ giới
Trong y học cổ truyền, cây tầm ma hỗ trợ tăng cường tiết sữa. Cùng đó với tác dụng làm se của chiết xuất tầm ma, chúng cho tác dụng cải thiện tình trạng chuột rút, đầy hơi, khó chịu mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt ở chị em. Không chỉ vậy, cây tầm ma còn được sử dụng trong việc hỗ trợ tăng cường các nội tiết tố ở đối tượng phụ nữ đang đến tuổi mãn kinh.
Hỗ trợ làm đẹp trên da và tăng sức khỏe xương khớp
Với hiệu quả trong việc kháng histamin, ngăn ngừa viêm, kháng khuẩn, cây tầm ma được sử dụng trong việc là thảo dược hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn trứng cá.
Không chỉ vậy, với các thành phần dinh dưỡng và vi lượng có trong đó, việc sử dụng cây tầm ma có thể hỗ trợ duy trì sức khỏe trên xương khớp thông qua việc kích thích, tăng cường hoạt động của các nguyên bào trên xương, đảm bảo nồng độ canxi cần thiết cho xương khớp luon khỏe mạnh. Cùng đó với thành phần giàu vi chất boron, chiết xuất từ cây tầm ma có thể hỗ trợ ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh lý loãng xương.
Ngăn ngừa và cải thiện bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu
Chiết xuất từ lá tầm ma được sử dụng tại Hy Lạp với tác dụng tăng cường chức năng trên hệ tiết niệu và tăng khả năng làm se hỗ trợ điều trị vấn đề về sỏi thận. Nghiên cứu trên lâm sàng đã thấy được sự cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu thông qua tác dụng tăng cường miễn dịch và hỗ trợ kháng khuẩn, ngăn cản sự tạo sỏi trên người bệnh.
Cải thiện tình trạng đái tháo đường
Nghiên cứu trên lâm sàng đã thấy được khả năng kích thích tăng sinh insulin, hỗ trợ giảm lượng đường trong máu của cây tầm ma, Nghiên cứu trên invivo đã chứng minh được tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường khi dùng chiết xuất từ tầm ma.
Tài liệu tham khảo
Khuma Kumari Bhusal, Saraddha Khasu Magar và cộng sự (Đăng 22/4/2022), Nutritional and pharmacological importance of stinging nettle (Urtica dioica L.): A review, Pubmed. Truy cập 4/1/2025.
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hungary
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Hoa Kỳ
Xuất xứ: Đức