So Đũa
Danh pháp
Tên khoa học
Sesbania grandiflora Pers ( Họ Đậu – Fabaceae)
Tên khác
Su đũa, điền thanh hoa lớn
Nguồn gốc
So đũa là cây gì? Chi Sesbania Adansou là một chi cây đa dạng, bao gồm cả cây thảo, cây bụi và cây gỗ. Trong số các loài của chi này tại Việt Nam, cây So đũa nổi bật với kích thước lớn nhất. Nguồn gốc của So đũa được ghi nhận từ Malaysia và Ấn Độ, tuy nhiên, tài liệu cũng đề cập đến việc loài này có thể xuất phát từ vùng Nam Đông Dương trước khi lan rộng đến các khu vực nhiệt đới khác. Cây So đũa thường được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia như Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia và Ấn Độ.
Cây so đũa mọc ở đâu? Tại Việt Nam, So đũa thường được tìm thấy từ vùng Phú Yên trở vào phía Nam. Cây thường được trồng dọc theo các bờ kênh rạch, trong vườn hoặc ven đường đi ở một số tỉnh thuộc miền Đông và Tây Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, ngoại ô của thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Hậu Giang và Bến Tre.
So đũa là cây ưa ẩm, ưa sáng và mọc nhanh. Tại miền Nam Việt Nam, cây thường được trồng làm cây cảnh vì hoa của nó rất đẹp, và đôi khi được dùng làm cây chủ để tăng sự bao phủ cho cây hồ tiêu leo. Cây có thể đạt chiều cao từ 2-3m sau một năm trồng và bắt đầu ra hoa. Với thời kỳ ra hoa thường đúng vào mùa khô, việc thụ phấn được thuận lợi, từ đó tạo ra tỷ lệ kết quả cao. So đũa là biểu hiện điển hình của sự thích nghi đặc biệt với điều kiện nóng ẩm của vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, do không chịu được lạnh kéo dài, cây không thích hợp để trồng ở các tỉnh phía bắc.
Đặc điểm thực vật
Cây so đũa là cây gỗ cao từ 8-10m, mọc rất nhanh. Thân, cành mảnh, nhăn. Thân và cành mảnh, nhăn. Lá so đũa kép lông chim chằn, mọc so le, dài 15-30cm, lá chét nhiều, hình bầu dục, tới 30 đôi, hình bầu dục, thuôn dài 25mm, rộng 8-10mm thường các lá ở giữa dày hơn các lá chét ở ngọn. Lá kèm sớm rụng, cuống lá dài.
Bông so đũa mọc ở kẽ lá thành chùm ngắn thõng xuống, dài 4-7cm. Lá bắc sớm rụng. Hoa to trắng hoặc hồng, xếp thành chùm ở nách, thõng, gồm 2-3 cái, dài 9-10cm. Đài hình chuông, hơi chia hai thuỳ. Tràng có cánh cờ hình elip, dài 5cm, rộng 3,5cm, cánh bên hình liềm, cánh thìa cong dài 5cm, nhị 2 bó cong, nhuỵ hình dài.
Quả so đũa dài 30-35cm thẳng, thót lại ở gốc và ở đỉnh, thu hẹp và dẹt ở khoảng cách giữa các hạt, nhưng không chia thành đốt. Hạt so đũa rất nhiều, hình bầu dục, dẹt, màu nâu. Mùa hoa quả rơi vào tháng 4 đến tháng 8.
Bộ phận dùng – Thu hái – Chế biến
Người ta sử dụng các phần của cây so đũa để làm thuốc. Vỏ thân có thể được thu hái quanh năm, trong khi hoa được hái khi chúng nở. Cả vỏ và hoa đều có thể được sử dụng tươi hoặc khô, nhưng thường thì người ta ưa dùng tươi hơn. Không có quy trình chế biến đặc biệt, vì các phần của cây này thường được sử dụng trực tiếp sau khi thu hái để làm thuốc.
Thành phần hoá học
Trong vỏ cây so đũa có chất gôm nhựa, agathin (màu đỏ), xanthoagathin (màu vàng), basorin, tannin. Khi còn tươi gôm nhựa có màu hồng đỏ, nhưng để một thời gian thì xẫm lại. Gôm nhựa này một phần tan trong nước, một phần tan trong cồn. Hai chất màu là agathin, màu đỏ, và xanthoagathin màu vàng, ngoài ra còn basorin, một chất nhựa, tanin.
Lá, hoa và quả non chứa nhiều chất đường, đặc biệt hoa so đũa chứa hàm lượng vitamin C cao (0,1%), vitamin B, muối canxi và sắt, các axit amin.
Lá so đũa chứa các vitamin B1, B2, B3, vitamin A, vitamin C, sắt, canxi, phospho, iod, pectin, saponin, grandiflorol và nhiều protein khác (phenylalanin, tryptophan, valin, histidin, isoleucin, leucin, arginin, cystin, lysin, methionin)
Trong hạt so đũa có carbohydrate toàn phần, protein thô và chất béo. Trong đó, vỏ hạt chiếm 20% khối lượng hạt (chứa phần lớn là carbohydrate, pentosan, đường khử, sucrose, chất béo).
Tác dụng dược lý
So đũa có tác dụng gì? Cả cây so đũa trừ rễ dưới dạng cao cồn 50 độ được thử nghiệm in vivo có tác dụng: chống co thắt cơ trơn hồi tràng cô lập trên chuột lang gây ra bởi histamin và acetylcholin. An thần, hạ nhiệt và tác dụng hợp đồng với thuốc ngủ pentobarbiton trên chuột nhắt trắng và lợi tiểu trên chuột cống trắng.
Vỏ cây có tác dụng nhuận tràng, tăng lưu thông khí huyết và kích thích tiêu hóa. Hạt và quả có tác dụng chống thiếu máu và tăng cường sức khỏe.
Thực nghiệm trên chuột bạch tạng cho thấy chiết xuất Ethanol trong dược liệu có tác dụng chống ung thư cổ trướng Ehrlich và ngăn chặn nhiễm độc gan do sử dụng kháng sinh Ethromycin estolate (theo Tạp chí Journal of Ethnopharmacology).
Nước ép từ lá so đũa có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận, chống viêm và chống oxy hóa.
Tính vị – Quy kinh
Vỏ cây so đũa có vị đắng, hơi chát, tính bình.
Công năng – Chủ trị
So đũa có tác dụng lợi tiêu hoá, chỉ tà, trừ lỵ. Lá có tác dụng thanh nhiệt.
So đũa chữa bệnh gì? Vỏ so đũa được dùng làm một thuốc bổ đắng giúp ăn ngon cơm, dễ ăn cơm, dễ tiêu hoá. Còn được dùng chữa lỵ, ỉa chảy và viêm ruột. Dùng dưới dạng thuốc sắt hay ngâm rượu. Mỗi ngày uống từ 5-10g vỏ.
Hoa và lá non giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi chữa cảm cúm.
Canh chua bông so đũa: Hiện nay nhân dân một số vùng ở miền Nam mới dùng hoa so đũa nấu canh tôm, nhưng tại nhiều nước ngoài người ta còn dùng lá non ăn như rau dưới dạng trộn dấm, sào nấu.
Trong y học dân gian Ấn Độ, dịch ép từ rễ tươi so đũa dùng ống với mật ong làm thuốc long đờm. Bột nhào tử rễ so đũa và lá cà độc dược với lượng bằng nhau đắp trị sưng tấy, bột nhào rễ với nước đắp trị thấp khớp. Vỏ cây so đũa được dùng làm săn, bổ đắng và hạ sốt. Nước sắc vỏ cây với liệu lượng nhỏ để trị tiêu chảy và lỵ, với liều lượng gây nôn và nhuận tràng. Nước hâm vỏ cây trị bệnh đậu mùa ở giai đoạn đầu, bệnh sốt rét và bệnh sốt phát ban. Vỏ cây giã nát dùng ngoài trị ghẻ. Vỏ cây cung được dùng chữa loét lưỡi và loét đường tiêu hoá. Nước ép lá tươi được nhỏ mắt khi bị ngứa và kích thích mắt. Nhựa vỏ cây cũng làm thuốc săn da. Dịch ép của hoa và lá non dùng để nhỏ mũi trị sổ mũi. Nước sắc hoa so đũa còn là thuốc tẩy.
Ở Thái Lan, vỏ thân so đũa được dùng ngoài trị chảy máu và là thuốc làm săn da.
Ở Indonesia, lá so đũa giã đắp bong gân, sưng và tấy. Lá dùng để uống có tác dụng nhuận tràng, bổ và lợi tiểu. Dịch ép lá và hoa, được dùng nhỏ mũi chữa sổ mũi và nhức đầu. Dịch ép lá đắp chữa vết bầm tím. Lá nhai để sát khuẩn, và chữa viêm miệng. Dịch ép hoa nhỏ mắt để chữa mắt nhìn mờ vì chứa nhiều vitamin A. Hạt là thuốc điều kinh. Nước sắc vỏ cây với liều nhỏ chữa kiết lỵ, tiêu chảy. liều cao sẽ gây nôn, dùng ngoài da trị ghẻ.
Ở Philippin, nhân dân dùng vỏ cây so đũa sắc uống chữa ho ra máu. Chất gôm trong cây được dùng thay cho chất gôm arabic.
Liều dùng
Dùng so đũa ăn sống, sắc lấy nước uống, dùng ngoài hoặc chế biến thành các món ăn thường ngày. Ngoài ra so đũa có thể dùng tươi hoặc dưới dạng giã nhuyễn, thuốc sắc hay ngâm rượu. Có thể dùng thảo dược này với liều lượng lớn.
Bảo quản
Nên bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.
Một số bài thuốc phổ biến
Rượu bổ đắng khai vị
Chuẩn bị vỏ cây so đũa 100g, rượu 40 độ 1l. Ngâm vỏ so đũa thái mỏng với rượu từ 15 ngày đến 1 tháng. Ngày uống từ 15 đến 30ml rượu này làm thuốc bổ đắng, khai vị (kinh nghiệm nhân dân).
Chữa nhức răng, viêm lợi quanh răng có mủ
Vỏ cây so đũa, loại lớp da xù xì bên ngoài, băm nhỏ, sắc đặc, cho thêm ít muối, ngậm trong 20-30 phút rồi nhổ đi. Ngày ngậm 3-5 lần.
Chữa cảm cúm
Hãy giã nát hoa/lá so đũa, vắt lấy nước dùng nhỏ mũi. Hoặc dùng hoa/lá so đũa non nấu canh ăn.
Thuốc bổ
Thái mỏng 100g vỏ so đũa rồi ngâm với 1 lít rượu 40° trong vòng 15 – 30 ngày. Uống 15 – 30 ml rượu mỗi ngày trước khi ăn.
Đau nhức xương khớp, sưng tấy, bong gân
Dùng bột rễ cây so đũa hòa với nước rồi chà xát lên khớp bị sưng. Giã nát lá so đũa, đắp bã lên nơi bị bong gân hoặc lấy nước bôi lên vết bầm.
Chữa lang ben
Cây so đũa trị lang beng: Rửa sạch, để ráo lá so đũa rồi chà xát lá lên vùng da bị lang ben, 30 phút sau rửa sạch lại với nước. Dùng bài thuốc 2 lần/ngày đến khi hết hẳn lang ben.
Làm thuốc tẩy giun
Phơi khô hoa so đũa, sắc uống 10 – 30g mỗi ngày.
Chữa ho
Giã nát 6 – 18 g rễ so đũa tươi/ngày, hòa với nước rồi dùng nước đó uống. Nếu ho có đờm thì cho thêm ít mật ong rồi uống.