Sò Điệp

Hiển thị kết quả duy nhất

Sò Điệp

Danh pháp

Tên khoa học: Thuộc họ Pectinidae, bao gồm nhiều loài như Placopecten magellanicus (Sò điệp Đại Tây Dương), Pecten maximus (Sò điệp lớn), Mizuhopecten yessoensis (Sò điệp Yesso),…

Đặc điểm

Sò điệp là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống ở biển, có đặc điểm vỏ trên thường lồi hơn vỏ dưới. Chúng có khả năng bơi bằng cách vỗ nhanh hai mảnh vỏ, giúp đẩy mình để tránh kẻ săn mồi. Một đặc điểm nổi bật khác là chúng có nhiều mắt xanh dọc theo mép lớp áo, giúp phát hiện kẻ săn mồi từ xa. Là loài ăn lọc, chúng hấp thụ sinh vật phù du và các hạt hữu cơ từ nước biển.

Phân bố – Sinh thái

Sò điệp
Sò điệp

Sò điệp sinh sống rộng rãi ở các đại dương trên toàn thế giới, từ vùng gian triều đến các khu vực biển sâu. Chúng thích nghi với các nền cát hoặc sỏi.

Sò điệp đặc biệt được tìm thấy nhiều dọc theo bờ biển phía đông Bắc Mỹ (Placopecten magellanicus) hay vùng nước lạnh phía bắc Nhật Bản (Mizuhopecten yessoensis). Chúng không chỉ góp phần tạo độ trong sạch của nước mà còn là nguồn thức ăn quan trọng cho sao biển, con người và nhiều loài khác.

Bộ phận dùng

Phần thịt của sò điệp được sử dụng phổ biến nhất, thường là phần cơ khép nối hai vỏ.

Thu hái – Chế biến

Sò điệp thường được đánh bắt vào mùa thích hợp tại từng khu vực, sau đó được chế biến tươi hoặc đông lạnh để đảm bảo giá trị dinh dưỡng và hương vị.

Tính vị – Quy kinh

Sò điệp được cho là có vị ngọt, tính mát.

Thành phần hóa học

Sò điệp
Sò điệp

Sò điệp chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người, bao gồm:

  • Protein: Chiếm 80% thành phần, với các axit amin như taurine và glycine.
  • Vitamin và khoáng chất: Vitamin B12, phốt pho, sắt, kali, selen,….
  • Axit béo omega-3.
  • Các hợp chất chống oxy hóa.

Tác dụng dược lý

Sò điệp mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú:

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Axit béo omega-3 giúp điều hòa nhịp tim, giảm cholesterol xấu và tăng cường cholesterol tốt, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Một nghiên cứu thực hiện trên những người ăn cá giàu omega-3 với tần suất từ hai đến bốn lần/ tuần giúp giảm nguy cơ đột quỵ tới 48%.
  • Magie trong sò điệp hỗ trợ thư giãn mạch máu, làm giảm huyết áp và cải thiện lưu thông máu, góp phần bảo vệ hệ tim mạch lâu dài.
  • Ngăn ngừa đột quỵ: Các axit béo omega-3 cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Vitamin B12 giúp giảm nồng độ homocysteine – một loại axit amin có thể gây tổn thương mạch máu dẫn đến đột quỵ.
  • Hỗ trợ quản lý cân nặng: Protein nạc trong sò điệp giúp kéo dài cảm giác no, hạn chế tiêu thụ calo và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Taurine và glycine, hai axit amin có trong sò điệp, đã được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa tích lũy mỡ thừa và giảm nguy cơ béo phì.
  • Phục hồi cơ bắp và mô: Hàm lượng magiê cao hỗ trợ phục hồi cơ bắp, giảm chuột rút và tăng cường sức mạnh cơ. Đặc biệt hữu ích cho người vận động nhiều, giúp cải thiện khả năng phục hồi sau tập luyện hoặc chấn thương.
  • Bảo vệ sức khỏe thần kinh: Vitamin B12 trong sò điệp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng thần kinh và tăng cường trí nhớ.

Công năng – Chủ trị

Cải thiện sức khỏe tim mạch: Dùng cho người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp.

Hỗ trợ tiêu hóa: Thích hợp cho người bị khó tiêu hoặc cần cải thiện chức năng tiêu hóa.

Tăng cường phục hồi thể lực: Dành cho người vận động nhiều, cần cải thiện sức khỏe cơ bắp và phục hồi năng lượng.

Giúp giảm cân: Phù hợp cho những người đang trong chế độ ăn kiêng hoặc giảm cân nhờ thành phần protein nạc và ít chất béo.

Bảo vệ hệ thần kinh: Tăng cường trí nhớ và giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.

Trong y học cổ truyền Đông Á, sò điệp được dùng để điều trị các bệnh như tiểu đường và chứng khó tiêu . Nghiên cứu hiện đại cũng nghiên cứu protein sò điệp có thể có tiềm năng sử dụng trong thuốc chống khối u và điều trị ung thư.

Liều dùng

Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng cá nhân, thường từ 85-170g sò điệp mỗi lần ăn.

Kiêng kỵ

Không sử dụng sò điệp cho người dị ứng với hải sản có vỏ như hàu, trai,…

Phụ nữ mang thai được khuyến nghị tránh ăn sò điệp do nguy cơ nhiễm vi khuẩn có hại và kim loại nặng.

Một số kim loại nặng như thủy ngân, chì và cadmium đã được các nhà nghiên cứu phát hiện trong sò điệp. Mặc dù chúng tồn tại với hàm lượng thấp, dưới mức được cho là nguy hiểm nhưng cần chú ý không tiêu thụ quá nhiều sò điệp, tránh gây tích tụ độc thuốc.

Một số cách dùng phổ biến

Kết hợp sò điệp hấp cùng gừng và hành lá để làm món ăn giúp giảm chứng khó tiêu.

Cháo sò điệp nấu cùng yến mạch và rau xanh giúp bổ sung omega-3 và magiê, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch.

Sò điệp nướng phô mai hoặc sốt tỏi bổ sung năng lượng cho cơ bắp và phục hồi nhanh chóng sau tập luyện.

Tài liệu tham khảo

  1. Scallops: Are There Health Benefits?, WebMD. Truy cập ngày 4/1/2025.

Hướng thần kinh, Bổ thần kinh

Mind Energy Jpanwell

Được xếp hạng 5.00 5 sao
2.300.000 đ
Dạng bào chế: viên nang cứngĐóng gói: Hộp 60 Viên

Xuất xứ: Nhật Bản