Sâm Ô Linh
Tên khoa học
Sâm Ô Linh là một loại nấm có tên khoa học là Xylaria nigripes (Klotzsch) Cooke, nấm thường được tìm thấy trong các tổ mối bị bỏ hoang nằm sâu trong lòng đất. Nó có chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, và lợi ích đối với sức khỏe con người, đây cũng là loại sâm quý hiếm và đắt đỏ, thường được các lái buôn bán với giá cao, nhiều khi có tiền cũng chưa chắc mua được.
Nguồn gốc
Nấm Ô Linh hay Sâm Ô Linh sinh trưởng và phát triển tại sâu trong các tổ kiến, vì thấy rất khó tìm, phải đào sâu tới 2m mới có thể thấy, trong khi đó các tổ kiển cũng có nhiều ngóc ngách, nên dễ bị phân tán. Và việc tìm thấy nấm ô linh cũng không hề dễ dàng.
Vậy Sâm ô linh mọc ở đâu là câu hỏi mà rất nhiều người tìm kiếm. Tại Việt Nam, Sâm Ô Linh được tìm thấy ở một số tỉnh và khu vực Tây nguyên như Gia Lai, Kon Tum, nhưng ở mức độ rất ít và “hiếm có khó tìm”.
Bên cạnh đó, Sâm Ô Linh còn được phát hiện trong tự nhiên ở một số vùng tại Trung Quốc, Hàn Quốc,… Đây cũng là một loại thảo dược cực kỳ quý hiếm, được bày bán trên thị trường với giá rất cao, giá Sâm ô linh tươi dao động từ vài chục triệu đồng tới hàng trăm triệu đồng 1 cân sâm, tuỳ thuộc vào chất lượng và kích thước của củ.
Đặc điểm
Cách nhận biết Sâm Ô Linh: Mặc dù được gọi với cái tên Sâm ô linh, nhưng bản chất thật lại là nấm, nó có hình dáng khá đặc trưng là các hạch nấm đặc biệt được hình thành sâu trong lòng đất.
Bề ngoài sâm ô linh có hình dạng giống như của khoai, có màu đen sạm nhưng tròn hơn, bề mặt cứng vừa, phía cuối có rễ dài mọc ra tựa như đuôi con chuột. Đây là loài sâm vô cùng quý hiếm, còn được dân gian ví như “vàng đen” do có lớp vỏ ngoài màu đen thẫm. Phần ruột bên trong có màu trắng kích thước đường kính củ trung bình, dao động khoảng 2 đến 4cm, củ to có đường kính lên tới 7cm.
Bộ phận dùng
Rễ củ Sâm Ô Linh sau khi được phát hiện, thu hái sẽ được đem đi rửa sạch và phơi khô nguyên củ để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng. Khi dùng có thể sắc lấy nước uống hoặc ngâm với rượu tùy nhu cầu sử dụng.
Thân nấm, quả nấm đều là các bộ phận sử dụng của Sâm Ô Linh, chúng được sơ chế làm thuốc, làm thực phẩm bồi bổ cơ thể, hoặc chế biến thành những món ăn ngon bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Là một loài nấm, mọc sâu trong lòng đất nên không có lá cây sâm ô linh mà chỉ có rễ củ, thân và quả nấm.
Chiết xuất và tinh chất nấm được sử dụng trong một số sản phẩm mỹ phẩm, chăm sóc da, giúp trẻ hoá, đem lại làn da mịn màng tươi tắn và tràn đầy sức sống.
Tính vị quy kinh
Sâm Ô Linh có vị ngọt nhẹ, mùi thơm, tính bình, quy và các kinh tâm, thận, can.
Công dụng của sâm ô linh
Sâm Ô Linh là một dược liệu vô cùng quý hiếm đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người, có lợi cho gan, dạ dày, cầm máu, trị chứng mất ngủ, giảm huyết áp và điều trị táo bón,.. Bên cạnh đó, Sâm Ô Linh còn được ứng dụng nhiều trong y học hiện đại với nhiều công dụng hữu ích cho sức khoẻ như:
Giảm đau dạ dày
Cây Sâm Ô Linh được ứng dụng để điều trị viêm dạ dày, loét dạ dày, tá tràng do có tác dụng giảm đau tương đối tốt. Nhiều bệnh nhân có bệnh lý dạ dày đã sử dụng Sâm Ô Linh và cho kết quả khá tốt, giúp giảm triệu chứng của nhiều bệnh kể cả viêm dạ dày mạn tính. Sâm Ô Linh pha trà, hãm nước có nhiều tác dụng hơn do chứa các thành phần có lợi, acid amin, protein, vitamin và khoáng chất, đều là những thành phần thiết yếu cần thiết cho hoạt động hàng ngày, hỗ trợ tăng cường thể trạng và phục hồi cơ thể nhanh chóng. Ngoài ra, Sâm Ô Linh còn có lợi đối với bệnh nhân thận, tiểu bàng quang , hỗ trợ điều trị một số bệnh lý tiết niệu mạn tính.
Kiểm soát đường huyết
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt chất polysacarit trong nấm Sâm Ô Linh có nhiều công dụng trên phạm vi chăm sóc sức khỏe con người. Thành phần này không chỉ là một chất điều hoà miễn dịch không đặc hiệu mà còn đem lại nhiều tác dụng dược lý khác như làm giảm đường huyết, hạ mỡ máu, chống đông máu và ngưng tập tiểu cầu, chống nôn,… Vì vậy mà thường được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường hoặc phòng ngừa ung thư.
Ngăn ngừa ung thư
Sâm Ô Linh là một trong những thảo dược bổ dưỡng, khó tìm và rất ít người biết đến. Thành phần của Sâm Ô Linh có chứa nhiều yếu tố vi lượng như sắt, mangan, selen, protein, có hiệu quả ức chế phát triển của các tế bào ung thư và chống ung thư khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Hỗ trợ bệnh thần kinh
Các nghiên cứu từ các trường đại học tại Trung Quốc cho thấy, Sâm Ô Linh có khả năng làm lành và sửa chữa các tổn thương trên hệ thần kinh, đặc biệt còn giúp cải thiện đáng kể tình trạng mất ngủ, suy giảm trí nhớ.
Sâm Ô Linh cũng được xem như một loại thảo dược có tác dụng chống trầm cảm, các hoạt chất có trong Sâm ô linh có tác động trực tiếp trên hệ thần kinh, giúp điều chỉnh hành vi và tâm trạng của người sử dụng, giúp làm giảm những căng thẳng mà họ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, và an tâm tận hưởng cuộc sống. Nghiên cứu cho thấy Sâm Ô Linh giúp ổn định điện não, giúp giảm tần số và cường độ kích thích tại não bộ nên rất có ích cho người bị bệnh động kinh.
Các trường hợp mất ngủ, kém ăn, mẹ nuôi con nhỏ bị ít sữa hoặc mất sữa cũng có thể cải thiện khi dùng Sâm Ô Linh.
Liều dùng
Có rất nhiều cách dùng Sâm Ô Linh, trong đó ngâm rượu, hãm trà và ngâm mật ong là những cách thức phổ biến và dễ làm nhất để sử dụng loại dược liệu này.
- Sâm ô linh ngâm rượu: Là một trong những cách phổ biến nhất được áp dụng, sau khi rửa sạch sâm, để nguyên củ để ngâm cùng với khoảng 1 đến 2 lít rượu trắng, ngâm khoảng 1 tháng là dùng được. Khi dùng uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chỉ 15 đến 20ml, uống sau khi ăn no.
- Cách ngâm sâm ô linh với mật ong:Chuẩn bị sâm tươi nguyên củ, với mật ong rừng loại đặc biệt sau đó rửa sạch và thái từng lát mỏng để ngâm dễ dàng hơn. Đặt từng lát mỏng vào hũ thuỷ tinh đậy kín nắp, đổ mật ong nguyên chất vào lấp đầy miệng bình và để bảo quản ở nơi khô thoáng, vệ sinh, khi cần lấy ra sử dụng.
- Kết hợp sâm ô linh mối chúa: là sự kết hợp có thể gọi là hoàn hảo cho cánh mày râu do tác dụng tăng cường sinh lý nam giới. Trong mỗi set như vậy có chứa mối chúa, sâm ô linh, có thêm đẳng sâm và kỳ tử, thường được người dân mua về để ngâm rượu uống.
Tài liệu tham khảo
- Rupesh D Divate (2017), Protective effect of medicinal fungus Xylaria nigripes mycelia extracts against hydrogen peroxide-induced apoptosis in PC12 cells, Pubmed, truy cập ngày 4/10/2023.
- Chih-Chuang Liaw (2017), Anti-Inflammatory Activity and Bioactive Constituents of Cultivated Fruiting Bodies of Xylaria nigripes (Ascomycetes), a Chinese Medicinal Fungus, Pubmed, truy cập ngày 4/10/2023.