Sài Đất (Cúc Nháp)
Danh pháp
Tên khoa học
Wedelia chinensis (Osbeck) Merr.], họ Cúc (Asteraceae).
Tên khác
Cúc nháp, ngổ núi, húng trám, ngổ đất, tân sa, lô địa cúc
Đặc điểm thực vật
- Cây thảo, sống dai, mọc bò trên đất, bén rễ ở dưới thân ngầm, sau mọc đứng thẳng, cao khoảng 20 đến 40 cm.
- Lá gần như không có cuống, mọc đối, hình bầu dục thuôn nhọn, chiều dài khoảng 1,5 đến 5 cm, chiều rộng khoảng 0,8 đến 2 cm. Hai phía mặt lá có lông thô cứng. Mép lá có 3 đôi răng cưa to, nông. Vò nát lá có mùi thơm như trám.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành. Lá bắc ngoài hình bầu dục, tròn ở đỉnh. Hoa có màu vàng, tràng hình lưỡi phía ngoài, ống tràng rất ngắn, có 5 thùy hình bầu dục, nhị 5, không có tai.
- Quả bế
- Hoa và quả thường xuất hiện vào tháng 3 đến tháng 5.
Phân bố- Sinh thái
Sài đất mọc hoang và cũng được trồng ở nhiều nơi. Cây chủ yếu mọc hoang ở các vùng núi thấp hoặc vùng trung du, phân bố tự nhiên điển hình ở huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Hiện nay cây cũng được trồng nhiều ở từ vùng núi, trung du và đồng bằng. Các vùng có khi hậu lạnh như Sa Pa, Lai Châu, Hà Giang không thấy có sài đất.
Sài đất ưa ẩm, ưa sáng, có thể trồng trên cánh đồng, đất vườn, lẫn với các cây ăn quả.
Bộ phận dùng
Phần trên mặt đất
Thu hái- Chế biến
Sài đất được thu hái quanh năm, chủ yếu vào mùa hè. Dược liệu thu hái được rửa sạch, dùng tươi hoặc sấy khô.
Tính vị- Quy kinh
Sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát.
Quy kinh: tâm, phế, vị
Dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chỉ khái hóa đàm, lương huyết, chỉ huyết, tiêu thũng, khứ ứ.
Thành phần hóa học
Thành phần có trong sài đất bao gồm chất béo, nhựa, đường, tanin, saponin, silic, pectin, mucin, cellulose, wedelolacton, tinh dầu, muối vô cơ, dimethyl wedelolacton, saponin, alcaloid, isoflavonoid.
Tác dụng dược lý
- Năm 1961, theo báo cáo của bệnh viên Bắc Giang, sài đất có tác dụng kháng sinh rất thấp. Không thấy tác dụng kháng sinh đối với Flexneri, vòng vô khuẩn đối với Staphyllococcus kích thước khoảng 0,3 cm; vòng vô khuẩn đối với bạch cầu khoảng 0,2 cm; vòng vô khuẩn với Streptococcus khoảng 0,1 cm; với Typhi khoảng 0,1 cm.
- Trên lâm sàng, Sài đất có tác dụng giảm đau, giảm sốt, kháng sinh và không thấy độc tính của dược liệu này. Nghiên cứu trên 21 trường hợp viêm nhiễm phần mềm, dùng sài đất giã nát đắp lên vùng bị viêm, không sử dụng kết hợp thuốc khác; cho thấy kết quả giảm viêm rõ rệt. Các triệu chứng viêm sưng nóng đỏ đều dần biến mất. Tuy nhiên, sài đất không cho thấy hiệu quả rõ rệt với trường hợp mưng mủ, áp xe.
Công dụng
- Trị rôm sảy, uống phòng sởi, sốt rét
- Chữa viêm bàng quang
- Trị viêm tấy ngoài da, viêm xương khớp, răng, sưng bắp chân, sưng khớp do nhiễm trùng, mụn nhọt, đau mắt, chốc đầu, lở loét
Liều dùng
Đối với dược liệu tươi
100 gam dược liệu tươi, giã nát, thêm ít muối ăn, thêm 100ml nước, vắt lấy nước, chia làm 1-2 lần uống trong ngày.
Bã dược liệu có thể dùng để đắp nơi sưng đau.
Nước vắt có thể cô đặc thành cao, bảo quản để dùng trong thời gian dài.
Đối với dược liệu khô
50 gam dược liệu khô, thêm 500ml nước, sắc và cô còn 200ml, chia uống 1-2 lần trong ngày. Dùng từ 1-2 ngày, tối đa 5-7 ngày.
Hiện nay sài đất còn được ứng dụng trong các dạng bào chế dược phẩm như siro, bột, cốm, thuốc viên.
Tài liệu tham khảo
Đỗ Tất Lợi (2006), Sài đất. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 86-88. Truy cập ngày 02/01/2025.
Đỗ Huy Bích (2006), Sài đất, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 657-659. Truy cập ngày 02/01/2025.
Xuất xứ: VIỆT NAM
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam