Rau Sam
Tên khoa học
Portulaca aleracea L. thuộc họ Rau Sam( Portulacaceae)
Tên khác
Rau Sam còn có tên khác là Mã Xỉ Hiện.
Nguồn gốc
- Rau Sam là loại cây mọc hoang ở khắp nơi đặc biệt những nơi ẩm ướt của nước ta. Rau Sam còn mọc ở nhiều nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu.Rau Sam có ăn được không? Tại nhiều nước ở Châu Âu đặc biệt ở Pháp, Rau Sam được trồng như 1 loại rau để ăn có vị chua nhẹ.
- Hiện tại ở nước ta chưa ai trồng Rau Sam mà chỉ thu hái hoàn toàn dựa vào các loài mọc hoang. Ở Việt Nam, Rau Sam được trồng khắp nơi, đây là loại cây ưa sáng, ư ẩm đồng thời cũng có khả năng chịu được hạn hay bị che bóng 1 phần. Rau Sam thường được tìm thấy ở các bãi sông, vườn, ruộng trồng hoa màu hay bãi hoang quanh làng. Rau Sam mọc thành từng đám vì sau khi quả chín cây tự mở để hạt được phát tán xung quanh gốc của cây mẹ. Hạt Rau Sam được phát tán khi trời mưa nhờ nước. Hoa Rau Sam nở trong 2-3 giờ vào buổi sáng và hiện tượng thụ phấn sẽ diễn ra trước khi nở sau đó 2 tuần thì quả già. Vòng đời của Rau Sam kéo dài từ 3-4 tháng, cây tàn lụi vào mùa thu, đầu đông. Cây non Rau Sam mọc từ hạt xuất hiện vào mùa hè xuân.
Đặc điểm thực vật
- Rau Sam là rau gì? Rau Sam là loại cây thảo sống hàng năm và mọc bò. Thân cây Rau Sam hình trụ, mọng nước, mập, nhẵn có màu đỏ tím nhạt dài 15-30 cm và phình lên ở mấu.
- Lá Rau Sam mọc gắn đốt hay mọc so le có phiến dày, phẳng, hình nêm, rộng 5-8 mm, dài 0,8-1,5 cm, góc thuôn dần thành cuống nắng, mép có viền đỏ, đầu lá bẹt, không có lá kèm.
- Hoa Rau Sam có màu vàng, mọc đơn độc hay tụ ít hoa ở ngọn thân, lá Rau Sam là lá bắc hình tam giác, dạng vảy lá đài 2, hình tam giác nhọn không đều. Cánh hóa Rau Sam 5, hình trứng ngược, to hơn lá đài, khuyết ở đầu, nhị 8-10 bao phaansn hình mắt chim, bầu trung.
- Quả Rau Sam có hình cầu hay hình trứng, mở theo 1 đường tròn ngang ở giữa quả thành cáp nắp, bên trong quả chứa nhiều hạt màu đen bóng.
- Hình ảnh Rau Sam
Bộ phận dùng
Rau Sam có bộ phận dùng là phần trên mặt đất của cây.
Thu hái, chế biến
Rau Sam được thu hái vào mùa hạ, thu và dùng tươi trực tiếp. Rau Sam có thể dùng tươi hoặc đồ thanh hay nhúng vào nước sôi rồi phơi hoặc sấy khô.
Tính vị, quy kinh
Rau Sam có vị chua, tính hàn, không độc, quy kinh kỳ, tâm, can.
Thành phần hóa học
- Theo Prosca 8 1994 trong 100g Rau Sam có chứa 92g nước; 1,7g protein, 0,4g chất béo, 3g carbohydrate, 103mg calci, 39 mg P, 3,6mg sắt, 2550 đơn vị quốc tế vitamin A, 0,03 mg vitamin B1, 25 mg, vitamin C.
- Theo các tài liệu khác Rau Sam có chứa 3-6,49% carbohydrt, lipid 0.5%, protein 1,4-1,8%, calci 85mg, P 56mg, sắt 26mg, vitamin C 0,032mg, vitamin B1 0,03%, vitamin B2 0,11mg và vitamin P 0,7%.
- Ngoài ra theo 1 số tác giả trong Rau Sam còn chứa saponin,, glycosid, chất nhựa
Tác dụng của cây Rau Sam đối với sức khỏe
Cây Rau Sam có tác dụng gì?
- Rau Sam có tác dụng chống choáng phản vệ, lợi tiểu trên động vật thí nghiệm. Cao cồn Rau Sam khi tiêm dưới da ở chuột nhắt trắng với liều 50mg/con/ngày trong 30 ngày cho thấy giảm khả năng sinh tinh trùng.
- Rau Sam được điều trị thử nghiệm cho thấy hiệu quả tốt đối với lỵ trực khuẩn cấp, ho lâu ngày và lao phổi. thử nghiệm uống chữa mụn nhọt, dùng ngoài da, sưng đau, trĩ. Liều chết LD50 của Rau Sam khi dùng dưới dạng cao nước tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng là 1040±57mg/kg. Rau Sam có tác dụng làm tăng sự dung nạp đối với glucid. Cao nước Rau Sam có tác dụng gây co mạch, tăng huyết áp, tăng sức bóp cơ tim trên mèo, làm giảm nhịp tim trên ếch, kích thích tử cung của động vật thí nghiệm. Cao Rau Sam trên in vitro có thể làm ức chế thương hàn, trực khuẩn lỵ, e.coli. Uống dịch Rau Sam đồng thể hóa gây hạ đường huyết ở thỏ gây đái tháo đường bằng aloxon. Cao thô loại bỏ protein của Rau Sam có tác dụng tăng huyết áp mạnh khi tiêm tĩnh mạch trên động vật thí nghiệm là chó gây mê. Cao này chứa l-norasrenalin có hoạt tính sinh học.
- Dịch ngâm Rau Sam có hoạt tính của men anhydrase carbonic, hạt Rau Sam có tác dụng chống lỵ, chữa vẩy da, lợi tiểu và chữa bỏng khi đắp ngoài da.
- Cao Rau Sam có tác dụng gây giãn cơ xương ở chuột cống trắng khi dùng theo đường uống hay đường tiêm phúc mạc. Tác dụng Rau Sam được đánh giá bằng sự kéo dài thời gian trên chuột wistar cho nằm ngửa, hai chân sau bị nắm giữ. Kết quả cho thấy dùng Rau Sam theo đường tiêm có tác dụng mạnh hơn. Cao nước thân hay lá Rau Sam gây giãn đáy dạ dày và dải dọc kết tràng của hỗng tràng thỏ, kết tràng chuột lang và gây sự phụ thuộc vào liều. Trên tâm nhĩ phải dập tự nhiên và trên tâm thất trái được tạo nhịp bằng điện , cao Rau Sam gay giảm lực co cơ và nhịp tim. Như vậy cho thấy Rau Sam có thể tác động 1 phần tới các thụ thể alpha adrenergic sau sinap và tới dòng calci qua màng.
- Cao rau sam liều 200-1000 mg/kg gây giãn cơ xương mạnh hơn diazepam (40mg/kg) và clordiazepoxyd 20mg/kg.
- Tác dụng cao nước Rau Sam có tác dụng ức chế áp lực co giật cơ trên tiêu bản dây thần kinh hoành-nửa cơ hoành. Các cao Rau Sam ức chế áp lực co giật do kích thích điện gián tiếp qu dây thần kinh hoành trên nửa cơ hoành và ức chế biên độ co giật do kích thích cơ trực tiếp.
- Dantrolen, methoxyverapamil trong cao Rau Sam cũng làm giảm co cứng cơ gây bởi cafein và ion kali. Các cao Rau Sam và methoxyverapamil còn làm giảm thời gian sự co cứng cơ gây bởi K+ giảm xuống mức áp lực cơ bản.
- Cao Rau Sam dùng tại chỗ có tác dụng giảm đáng kể trương lực cơ ở bệnh nhân có biến chứng co cứng cơ. Ở 1 số bệnh nhân có co cứng cơ duỗi hay cơ gấp đã nhận thấy giảm trương lực hơn 50% trên cơ điện đồ.Ngoài ra tiêm tĩnh mạch phân đoạn thẩm tách của cao nước rau sam gây liệt cơ ở gà con.
- Các cao Rau Sam có tác dụng mạnh hơn làm giảm co cứng cơ gây ra bởi chất chủ vận nicotinic trên cơ bụng ếch do với dantrolen.
Rau Sam có công dụng gì?
- Cây rau sam trị bệnh gì? Rau Sam được nhân dân ta sử dụng nhiều ở nước ta và các nước khác với công dụng chữa lỵ trực trùng, tẩy giun kim, lợi tiểu tiện.
- Tác dụng của rau sam với da mặt: Rau sam được dùng để giã nát đắp mụn nhọt.
- Uống nước rau sam có tác dụng gì? Uống nước Rau Sam có tác dụng chữa lỵ ra máu, lâm bệnh, tiểu tiện đục, trừ giun sán.
Liều dùng
Liều dùng Rau Sam từ 6-12g khô dưới dạng thuốc sắc.
Những ai không nên ăn rau sam?
- Những người tỳ vị hư hàn ỉa lỏng không nên dùng Rau Sam.
- Rau Sam kỵ những gì? Rau Sam không nên dùng chung với trứng vịt lộn, thịt rùa, thịt ba ba vì có thể gây ngộ độc.
- Có thai ăn Rau Sam đất được không? Rau Sam không nên dùng khi mang thai vì nó gây co bóp tử cung mạnh dễ gây sảy thai.
- Tác hại của rau sam cho phụ nữ cho con bú: có thể gây tiêu chảy.
Cách sử dụng Rau Sam
Rau Sam ăn có tốt không? Rau Sam không chỉ được dùng như loại rau ăn mà còn giúp chế biến nhiều vị thuốc chữa bệnh:
- Công dụng của cây Rau Sam trong chữa lỵ:
-
- Bài thuốc 1: rau sam + cỏ sữa lá to mỗi vị 100g sắc với 400ml nước sau đó chia thành 2 lần uống/ngày, nếu đi ngoài ra máu thì thêm vào vị thuốc 20g cỏ nhọ nồi + 20g rau má. Với trẻ < 6 tháng tuổi thì nên chia liều uống 4 lần.ngày mỗi lần uống 5ml. Trẻ 6 tháng – 1 tuổi uống 10ml/lần x 4 lần/ngày. Trẻ 2 tuổi trở lên: 15ml/lần x 4 lần/ngày.
- Bài thuốc 2: Rau Sam + cỏ sữa lá to + cỏ nhọ nồi lá nhót + búp ổi mỗi vị 10g đem dùng dưới dạng thuốc hoàn, thuốc bôi ngày uống 2-3 lần mỗi lần 15g.
- Bài thuốc 3: 40g Rau Sam + 16g cỏ nhọ nồi + hạt cau, chỉ xác, vỏ rụt, lá trắc bá, hoa hòe mỗi vị 20g đem tán bột và uống ngày 20g với nước vối.
- Bài thuốc 4: 20g Rau Sam + 16g cỏ sữa lá nhỏ + 12g cam thảo đất + 12 g tử tô + 12g mần trầu + 12g kinh giới đem dùng dưới dạng thuốc bột, thuốc hoàn uống 10-12g/lần x 2-3 lần/ngày. Nếu bị bệnh cấp tính thì có thể sắc uống.
- Rau Sam có trị được bệnh sán chó không? Dùng Rau Sam rửa sạch rồi đem xay nhuyễn và uống có tác dụng trị sán chó, liều khuyến cáo hàng ngày là 50g Rau Sam tươi/ngày.
- Rau Sam chữa sỏi thận: 500 g Rau Sam tươi đem rửa sạch cho vào nồi và thêm nước để sắc uống hàng ngày.
- Rau Sam trị chàm sữa
- Rau Sam trị giun kim: 50g Rau Sam tươi đem rửa sạch rồi thêm ít muối giã nhỏ và vắt lấy nước rồi hòa thêm đường và uống vào buổi tối, dùng trong 3 ngày.
- Chữa xích bạch đới: 100g Rau Sam giã nát rồi vắt lấy nước và hòa với lòng trắng trứng gà, hấp chín dùng trong 3-5 ngày.
- Chữa chóc đầu trẻ em: Rau Sam tươi đem giã nát và sắc uống hoặc đốt ra than hòa với mỡ lợn bôi lên da đầu trong nhiều ngày.
- Chữa đinh râu: lá Rau Sam + lá cỏ xước, giã nát và đắp lên vùng da bị đinh râu.
- Trẻ sốt phát ban: Rau Sam tươi giã nát vắt lấy cốt uống, bã thì đắp.
- Rau Sam chữa trúng phong bại liệt một bên: Rau Sam + rau bìm bìm + nghệ + xương bồ + lá đậu gió + huyết giác + hồi hương + đinh hương mỗi vị 12g đem + 20g quế chi rồi tất cả tán nhỏ trộn với 1 ít rượu và 1 chén nước tiểu mà bóp.
- Chữa đầy bụng khó tiêu: Rau Sam tươi 1 nắm to đem thêm 1 nhúm muối và giã cùng 1 chén giấm, chắt lấy nước cốt và uống.
- Chữa đau vú: Rau Sam + thanh đại đem giã nhỏ và đắp.
- Thuốc giải độc: khi bệnh nhân uống nhầm chất độc thì dùng Rau Sam thật nhiều đem giã và vắt lấy 100ml nước cốt rồi uống, bã đắp vào rốn ngày dùng 4-5 lần.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Rau Sam . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 184. Truy cập ngày 29/01/2024.
- Đỗ Huy Bích (2006), Rau Sam, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 607. Truy cập ngày 29/01/2024.
- Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Rau Sam , trang 891. Truy cập ngày 29/01/2024.
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Việt Nam