Râu Ngô (Ngọc Mễ Tu)
Giới thiệu về râu ngô
Râu ngô có tên khoa học là Stigmata Maydis hay Styli et Stigmata Maydis , là sợi màu vàng được tìm thấy bên trong vỏ ngô. Râu ngô dài khoảng 10 đến 20cm, được sử dụng làm thuốc trước khi cây được thụ phấn. Thành phần của râu ngô có chứa protein, vitamin, carbohydrate, Ca2+, K+, muối Mg2+ và Na+ , dầu dễ bay hơi và các steroid như sitosterol và stigmasterol, ancaloit, saponin, tanin và flavonoid.
Râu ngô được cho là có tác dụng tốt đối với các bệnh lý liên quan đến thận như viêm thận mãn tính, phì đại tuyến tiền liệt lành tính, bệnh Gout và viêm bàng quang. Ngoài ra nó cũng có tác dụng chữa bệnh tim, sốt rét, béo phì, vàng da, nhiễm trùng đường tiết niệu, ức chế sản xuất melanin.
Nguồn gốc
Cây ngô có nguồn gốc từ Mỹ, sau đó được mang trồng tại Tây Ban Nha, từ đó lan rộng khắp châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc.
Đặc điểm thực vật
Râu ngô là những sợi hoặc tua màu vàng, là nhụy được tìm thấy bên trong vỏ ngô, dài khoảng 10-20 cm, vị ngọt nhẹ. Râu ngô được tạo ra từ hoa cái và nằm ở nách lá, là nhụy dài trông giống như một chùm lông. Ban đầu râu ngô có màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu đỏ, vàng hoặc màu nâu nhạt. Râu ngô có vai trò giữ phấn hoa để thụ phấn. Mỗi râu có thể được thụ phấn để tạo ra một hạt ngô.
Thu hái- Chế biến
Râu ngô thường được thu hoạch lúc màu xanh nhạt, ngay trước khi thụ phấn, có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc dạng khô.
Thành phần hóa học
Thành phần chính của râu ngô là chất xơ thô, polysaccharides, β-sitosterol, alkaloid, flavonoid, allantoin, axit hữu cơ, saponin, khoáng chất, tannin, zeaxanthin và các chất dinh dưỡng khác. Flavonoid, saponin, tannin, phenol, alkaloid và glycoside có thể được tìm thấy trong cả chiết xuất nước và methanol. Râu ngô cũng chứa các hợp chất terpenoid chỉ được phân lập trong chiết xuất methanol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tổng hàm lượng flavonoid trong chiết xuất râu ngô bởi butanol có hàm lượng cao hơn so với các loại dung môi khác.
Thành phần | Công dụng |
Carotenoid (lutein, zeaxanthin, β cryptoxantin, β-carotene) | Ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa; ức chế hoạt động của tác nhân gây ung thư gan. |
Axit ferulic | Chống viêm, chống ung thư ruột kết, chống tiểu đường thông qua kích thích tiết insulin. |
Anthocyanin | Ức chế tác nhân gây ung thư đại tràng; chống đột biến và chống oxy hóa; ngăn ngừa béo phì và cải thiện tình trạng tăng đường huyết; kháng khuẩn; bảo vệ dạ dày. |
Phytosterol | Giảm lượng LDL-Cholesterol trong huyết thanh; ức chế sự hấp thụ cholesterol trong chế độ ăn uống và quá trình tổng hợp cholesterol |
Tác dụng dược lý
Chống oxy hóa
Quá trình oxy hóa có thể gây ra một số bệnh bao gồm xơ vữa động mạch, rối loạn thoái hóa thần kinh, ung thư, tiểu đường. Chất chống oxy hóa được các sinh vật hiếu khí sử dụng để ngăn chặn quá trình oxy hóa có thể gây hại cho tế bào trong quá trình chuyển hóa oxy.
Các thành phần có tác dụng chống oxy hóa trong râu ngô: flavonoid, alcaloid, phenol, steroid, glycoside và tannin.
Kháng khuẩn
Hai glycoside flavonoid Maysin và Maysin-3′- methyl ether trong râu ngô có tác dụng đối với vi khuẩn gram dương và gram âm.
Một số các nghiên cứu cho thấy khi so sánh với Gentamycin, Maysin cho thấy tác dụng mạnh hơn đối với Bacillus cereus, Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Shigellasonnei, Shigella flexneri, Proteus vulgaris và hoạt động tương tự đối với Enterobacteraerogenes, Salmonella paratyphi và Proteus mirabilis.
So sánh các chiết xuất dung môi khác nhau của râu ngô, cho thấy các chiết xuất thể hiện phạm vi hoạt động kháng khuẩn rộng hơn, chiết xuất ete dầu mỏ và methanol hoạt động mạnh hơn chiết xuất clorofom.
Chống tiểu đường
Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy Râu ngô làm giảm đáng kể tình trạng tăng đường huyết ở chuột bị đái tháo đường do alloxan gây ra.
Tác dụng của chiết xuất râu ngô đối với quá trình chuyển hóa đường huyết không phải thông qua việc tăng glycogen và ức chế quá trình tân tạo glucose mà thông qua việc tăng mức insulin cũng như phục hồi các tế bào β bị tổn thương.
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng niệu đạo, bàng quang, niệu quản hoặc thận, bao gồm đường tiết niệu. Chiết xuất Râu ngô giúp làm dịu và bao phủ mô bị kích ứng, viêm, kích thích thận và bàng quang và tăng lưu lượng nước tiểu. Râu ngô được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận ở người lớn.
Chống trầm cảm
Chiết xuất Râu ngô có hàm lượng phenol và flavonoid cao, có tác dụng chống trầm cảm, nghiên cứu được thực hiện trên các loài gặm nhấm. Chiết xuất ở mức 1500 mg/kg cho thấy hoạt động tương tự như imipramine 10 mg/kg.
Một số các tác dụng khác
- Lợi tiểu
- Giảm độc tính trên thận
- Tăng bảo vệ thận
- Chống mệt mỏi
- Giảm lipid máu
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Râu ngô. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 220-221, truy cập ngày 02/01/2025.
- Nikhlesh Birla*, Sumeet Dwivedi, Stigma Maydis: A Promising Traditional Therapeutic Herb, truy cập ngày 02/01/2025.
- Hasanudin K, Hashim P, Mustafa S. Corn silk (Stigma maydis) in healthcare: a phytochemical and pharmacological review. Molecules, truy cập ngày 02/01/2025
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam