Râu Mèo (Cây Bông Bạc)
Giới thiệu về cây Râu Mèo
Cây Râu mèo hay còn được gọi với tên khác là Bông Bạc. Đây là loại cây có tên khoa học là Orthosiphon aristatus hoặc Orthosiphon stamineus, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).
Cây Râu mèo mọc ở đâu?
Cây Râu mèo là thảo dược được tìm thấy chủ yếu ở vùng phía nam Trung Quốc, Đông Nam Á và vùng nhiệt đới, Úc. Loại cây này cũng được mọc hoang hoặc trồng bằng hạt ở nước ta.
Đặc điểm dược liệu
Cây Râu mèo là loại cây sống lâu năm cao từ 0,3-1m. Cây mang nhiều cành, thân cây có cạnh vuông, lá mọc đối, cuống lá ngắn. Sở dĩ nó có cái tên là Râu mèo bởi vì nhị và nhụy của hoa thò ra ngoài giống râu con mèo.
Lá của cây Cây Râu mèo được gọi là “trà Java” và chủ yếu được sử dụng cho mục đích pha trà thảo mộc phổ biến ở Đông Nam Á và các nước châu Âu. Loài Orthosiphon được phân loại thành hai giống: một giống có hoa màu trắng và giống có hoa màu tím nhạt. Giống tím chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học hơn giống trắng.
Bộ phận dùng, thu hái – chế biến
Thông thường, lá và búp có giá trị dược liệu. Lá và búp sẽ được phơi, sấy khô hay chế biến để sử dụng.
Thành phần hoá học
Cây Râu mèo có chứa hàm lượng phenol phong phú, người ta đã phân lập được trong loại cây này có chứa hơn 20 hợp chất phenolic, bao gồm các flavone ưa béo, flavonol glycoside và các dẫn xuất của axit caffeic.
Ngoài ra, trong cây Râu mèo còn có chứa tinh dầu, chất béo, đường, tanin và sapophonin.
Tác dụng của cây Râu mèo
Chống tăng sinh và gây độc tế bào
Orthosiphon stamineus có chứa các hợp chất flavonoid phenolic đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Một số nghiên cứu đã chỉ ra các hợp chất trong cây này co khả năng chống tăng sinh khi tiến hành thử nghiệm về hoạt tính gây độc tế bào ung thư biểu mô đại tràng 26-L5 di căn gan cao và dòng tế bào HT-1080 của người. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra cơ chế tế bào và phân tử của hoạt động chống tăng sinh của chiết xuất cây Râu mèo.
Chống viêm và giảm đau
Các nghiên cứu được tiến hành trên mô hình động vật và tế bào cho thấy chiết xuất Bông bạc được sử dụng như một liệu pháp điều trị các rối loạn viêm nhờ các thành phần chính như EUP, SIN và axit ursolic. Đã có nghiên cứu chỉ ra các hợp chất tự nhiên được phân lập từ cây Râu mèo ức chế sản xuất NO ở chuột. Mặc dù NO là một phân tử tín hiệu quan trọng, nhưng việc sản xuất quá mức sẽ kích hoạt tổn thương mô và giải phóng các cytokine tiền viêm như yếu tố hoại tử khối u, interferon và interleukin.
Chống oxy hóa
Cây râu mèo còn được biết đến với tác dụng chống oxy hóa. Các chiết xuất khác nhau của cây Râu mèo sẽ tạo ra các hoạt động dọn gốc tự do khác nhau, trong đó, chiết xuất aceton có hoạt tính cao nhất.
Kháng khuẩn
Chiết xuất Orthosiphon stamineus có hoạt tính kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn khác nhau như Listeria monocytogenes, Bacillus subtilis, B. cereus, Salmonella enteritidis, S. typhimurium, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Vibrio parahaemolyticus và Klebsiella pneumoniae. Trong đó, tác dụng ức chế tăng trưởng cao nhất được thấy đối với một loại vi khuẩn gây viêm dạ dày ruột nhẹ ở người khi sử dụng hải sản là V. parahaemolyticus.
Hạ huyết áp, hạ đường huyết, hạ lipid máu và chống béo phì
Orthosiphon stamineus đã được nhiều nghiên cứu cho thấy có tác dụng làm giảm huyết áp tâm thu và nhịp tim khi tiêm dưới da vào những con chuột đực có ý thức bị tăng huyết áp tự phát. Một nghiên cứu khác cho thấy chiết xuất Râu mèo làm hạ đường huyết và hạ lipid máu ở chuột tiểu đường.
Bảo vệ dạ dày
Người ta đã xác định được rằng chiết xuất Orthosiphon stamineus có đặc tính bảo vệ dạ dày được chứng minh bằng khả năng ức chế peroxy hóa lipid và kích thích tiết chất nhầy dạ dày.
Công năng – Chủ trị
Theo Đông y, Râu mèo có vị ngọt nhẹ, hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu. Nước sắc lá Râu mèo có công dụng làm tăng lượng nước tiểu, lượng ure, acid uric, clorua, thông tiểu tiện, được dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng trong điều trị sốt ban, cúm, tê thấp, phù, xung huyết gan, mật.
Cách sử dụng cây Râu mèo
Thông thường, dùng 5-6g pha với khoảng nửa lít nước rồi chia thành 2 lần uống, uống khi còn nóng, trước khi ăn 15-30 phút. Uống 8 ngày sau đó nghỉ 2-4 ngày rồi lại thực hiện lại chu kỳ này. Nếu dùng dưới dạng cao lỏng nên dùng mỗi ngày 2-5g.
Tác dụng phụ của cây râu mèo
Khi dùng Râu mèo ở liều lượng khuyến cáo thông thường không gây ra độc cấp tính, tuy nhiên có thể làm mất cân bằng điện giải. Do đó không nên dùng Râu mèo trong thời gian dài với hàm lượng cao.
Một số bài thuốc từ Râu mèo
Bài thuốc trị sỏi thận, sỏi đường niệu
Dùng khoảng 10g Râu mèo rửa sạch và hãm với nước sôi giống như hãn trà. Chia làm 2 lần uống, uống khi còn nóng trước bữa ăn khoảng 15 phút.
Bài thuốc lợi tiểu từ cây Râu mèo
Dùng 40g râu mèo tươi, 6g hoạt thạch, 30g thài lài trắng đem rửa ạch rồi sắc uống. Mỗi ngày uống 2-3 lần cho tới khi hết triệu chứng bệnh.
Bài thuốc thanh nhiệt, giải độc gan
Sử dụng 20g atiso và Râu mèo khô, chó đẻ răng cưa, cỏ mực, cỏ lưỡi rắn mỗi loại 30g, đem rưa sạch rồi sắc uống. Mỗi ngày uống 2-3 lần, uống liên tục trong 3 tuần sau đó lại nghỉ 1 tuần, lặp lại chu kỳ này trong khoảng 3 tháng.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Dùng 50g Râu mèo tươi, 50g Khổ qua, 6g cây mắc cỡ đem rửa sạch và sắc với khoảng 800ml nước, dùng uống trong ngày. Uống liên tục trong vòng 1 tháng.
Tài liệu tham khảo
- Tác giả Đỗ Tất Lợi (năm 2004), Râu Mèo, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam trang 2019. Truy cập ngày 27/12/2024.
- Kamran Ashraf, Sadia Sultan, Aishah Adam (tháng 7-9 năm 2018), Orthosiphon stamineus Benth. is an Outstanding Food Medicine: Review of Phytochemical and Pharmacological Activities, NCBI. Truy cập ngày 27/12/2024.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Trị tăng tăng acid uric máu và bệnh gout
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam