Quả sơ ri
Danh pháp
Tên khoa học
Malpighia Emarginata DC hay Acerola, Malpighia glabra L., và Malpighia punicifolia L.
Tên khác
Anh đào Tây Ấn, anh đào Barbados, kim đồng nam, sê ri, sê ri vuông, anh đào Antilles.
Nguồn gốc
Quả sơ ri thuộc họ Măng rô (Malpighiaceae) với nguồn gốc là các vùng Trung Mỹ – Caribe dọc đến Hoa Kỳ.
Đặc điểm thực vật
Cây sơ ri là một dạng cây nhỏ hoặc nhỡ, thuộc dạng cây bụi. Cành cây sơ ri có màu xám, lỗ bì nhỏ. Lá cây mọc so le, khá nhẵn và dài vào khoảng 5 đến 7cm, gốc cây thuôn, đầu tròn, méo lá nguyên, cuống lá ngắn.
Hoa của sơ ri thường mọc từ kẽ lá ra, màu hồng và khá dài với khoảng 5 cái răng nhọn, tràng hoa có 5 cánh với móng hẹp dài, nhị 10. Hoa sơ ri thường mọc vào tháng 4 đến tháng 10.
Quả sơ ri xuất hiện sau khoảng 3 đến 4 tuần cây ra hoa, có hình cầu, hơi dẹt với đường kính quả vào khoảng 1 đến 2 cm. Quả sơ ri có 3 rãnh nông để chia quả thành 3 phần bằng nhau. Quả khi mới ra có màu xanh lục, nhỏ và chuyển dần sang đỏ cam sau đó. Khi chín, quả sơ ri sẽ chuyển dần sang màu đỏ sẫm bóng, thịt sơ ri dày, khá mềm và có nhiều nước.
Vị của sơ ri khá thơm, ngọt và có chút hơi chua.
Phân bố – Sinh thái
Tại thời điểm hiện tại, sơ ri thường được trồng phổ biến các các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Nam Mỹ, Đông Nam Á và Nam Á. Việt Nam cũng thuộc khu vực trồng sơ ri khá nhiều tại các vùng tỉnh thành phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh.
Cây sơ ri là một loại cây nhiệt đới, ưa ánh sáng, chịu được hạn khá tốt và thích hợp với các vùng có khí hậu nóng, ẩm với nhiệt độ trung bình vào khoảng 20 đến 28 độ.
Ở các vùng châu Mỹ, câu thường được trồng ở các vùng núi cao và có khí hậu cận nhiệt đới. Cây chịu lạnh khá tốt, ngay cả khi nhiệt độ dưới 2 độ. Mặc dù vậy nhưng nếu cây đang trong thời điểm mới lên mầm mà gặp sương mù nhiều, nhiệt độ thấp, cây sẽ chết nhanh sau đó. Thông thường, cây được trồng với hạt và cho ra quả sau khoảng 3 đến 4 năm trồng. Mỗi cây cho thu hoạch tốt trong thời gian 15 năm.
Hoa của cây sơ ri sẽ tự tiến hành thụ phấn hoặc nhờ sự tham gia của các côn trùng.
Khả năng tái sinh khi bị chặt của cây khá mạnh mẽ. Cây sơ ri thuận lợi phát triển ở các nơi đất có khả năng thoát nước tốt, pH thuộc mức trung bình đến hơi chua.
Bộ phận dùng
Quả sơ ri.
Thu hái – Chế biến
Quả được thu hái khi đã chín được sử dụng trong việc làm mứt hay nước ép hoặc dùng tươi.
Thành phần hóa học
Trong các báo cáo được ghi lại thì trong quả sơ ri có rất nhiều các thành phần hóa học, đặc biệt là nồng độ vitamin C luôn dồi dào.
Trong quả sơ ri, thịt quả sẽ chiếm lượng cao nhất bới hơn 50% trọng lượng quả. Trong mỗi 100mg thịt quả sẽ chứa 82 đến 91g nước, 0,7 đến 1,8g protein, 0,1 đến 0,2 chẩ mỡ, 7 đến 14g carbohydrat, 0,6 đến 1,2 g chất xơ, 4,7g vitamin C.
Theo nghiên cứu vào năm 1992, trong quả sơ ri còn chứa đến 3 loại carotenoid với α-caroten, β-caroten, β-eryptoxanthin với hàm lượng khá cao.
Ngoài ra, các thành phần hóa học như vitamin A, vitamin B1, riboflavin hay ciacin cũng được tìm thấy trong thịt quả sơ ri.
Một nghiên cứu khác cũng xác định được lượng đường glucose, fructose, acid malic, acid dehydroascorbic trong thịt quả.
Tại vỏ của thân cây sơ ri cũng chứa thành phần với khoảng 20 đến 25% tanin.
Tác dụng dược lý
Quả sơ ri được nghiên cứu và báo cáo rất nhiều trong các bài báo khoa học. Với thành phần dinh dưỡng dồi dào cùng lượng vitamin C trong đó, quả sơ ri có tác dụng dược lý:
Hoạt động chống oxy hóa mạnh
Quả sơ ri có là một quả có hàm lượng vitamin C cao cùng các chất dinh dưỡng thực vật như các phenolic hay carotenoid hỗ trợ cho việc ngăn ngừa oxy hóa. Nghiên cứu trên lâm sàng thấy được hiệu quả của chiết xuất quả sơ ri so với các loại nước trái cây khác. Báo cáo đã chỉ ra được tác dụng chống oxy hóa hiệu quả của nước ép quả sơ ri cao hơn so với các trái cây khác như nho, táo hay dâu tây.
Tác dụng chống HIV, kháng khuẩn, kháng khuẩn
Trong nghiên cứu mở rộng vào năm 2004, chiết xuất từ quả sơ ri được tách và thấy được đặc tính kháng khuẩn, chống lại sự tác động của virus HIV, kháng nấm hiệu quả.
Hoạt động trong chống ung thư
Cũng trong nghiên cứu 2004, các nhà khoa học đã tìm thấy hoạt chất có tác dụng gây độc trên tế bào khối u mạnh hơn so với tế bào thường của quả sơ rri. Hoạt chất cho tác dụng ức chế Pgp có mặt trong tế bào ung thư.
Cải thiện nhanh tình trạng đái tháo đường
Nghiên cứu trên chuột cái để đánh giá về việc sử dụng chiết xuất từ sơ ri đến nồng độ của các lipid và đường huyết trong máu được thực hiện. Kết quả đã thấy được việc sử dụng nước ép sơ ri là một trong các tiềm năng có thể sử dụng trong việc ngăn ngừa nguy cơ rối loạn lipid cà cải thiện tình trạng đái tháo đường.
Ngoài ra, chiết xuất từ quả sơ ri còn cho tác dụng trong việc bảo vệ gan, tăng cường hỗ trợ làm sáng da và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh dạ dày do H.pylori gây ra.
Công năng – Chủ trị
Quả sơ ri với nồng độ chất dinh dưỡng và hàm lượng vitamin C cao nên chúng được dùng như một loại thuốc bổ hay một món ăn tốt mỗi ngày.
Ở đất nước Ấn Độ, quả sơ ri được sử dụng làm vị thuốc điều trị các bệnh lý viêm họng, tiêu chảy hay rối loạn chức năng trên gan và cải thiện tình trạng tăng cholesterol trong máu.
Một ngày nên ăn bao nhiêu sơ ri? Tùy thuộc vào từng người dùng mà lượng sơ ri được cân nhắc là khác nhau.
Tài liệu tham khảo
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Sê ri, trang 730, tập 2. Truy cập ngày 6/1/2025.
Anand Prakash, Revathy Baskaran (Đăng 11/6/2018), Acerola, an untapped functional superfruit: a review on latest frontiers, pubmed. Truy cập ngày 6/1/2025.
Sandra M Barbalho, Débora C Damasceno và cộng sự (Đăng 23/1/2011), Evaluation of Glycemic and Lipid Profile of Offspring of Diabetic Wistar Rats Treated with Malpighia emarginata Juice, pubmed. Truy cập ngày 6/1/2025.
Xuất xứ: Nga
Xuất xứ: Nga
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hoa Kỳ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam