Quả Bứa
Tên khoa học
Bứa có tên khoa học là Garcinia oblongifolia Champ. Cây bứa họ gì? Bứa thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (Guttiferae).
Nguồn gốc
- Bứa được phân bố chủ yếu tại các vùng Quảng Trị, Quảng Bình trở vào, cây thường được mọc trong các kiểu rừng lá rộng thường xanh ẩm, rừng thưa hay rừng xen kẽ. Môi trường sống của Bứa là các vành đai rừng thấp, từ lưng chừng núi trở xuống hoặc các vùng hành lang ven suối.
- Khi cây Bứa nỏ, cây có khả năng chịu bóng, sau lớn lên sẽ ưa sàng hoặc có thể che khuất 1 phần, cây ra hoa quanh năm nhưng hoa của Bứa dễ rụng.
Đặc điểm thực vật Cây Bứa
- Bứa là cây to có chiều cao 10-15m thường xanh, thân cây có vỏ màu nâu đen, mặt trong có nhựa, màu vàng, cành mọc nằm ngang, khi non có hình vuông, sau trụ.
- Lá Bứa mọc so le, hình mác, rộng 3-4 cm, dài 8-15cm, dầu nhọn, gốc thuôn, mép nguyên, hai mặt lá nhẵn, mặt trên bóng, mặt dưới nhạt.
- Cụm hoa Bứa mọc ở đầu cành hoặc các kẽ lá, hoa có màu vàng, hoa đực 1-5 cái mọc thành chùm, tràng 4-5 cánh, đài 4-5 răng, nhị nhiều.
- Quả Bứa có hình tròn, đường kính 4-5 cm, có đài tồn tại, vỏ quả dày, dài có khía múi, khi chín có cơm bên trng màu hồng, vỏ bên ngoài màu vang, mùa ra hoa quả là tháng 3-5.
- Sau đây là Hình ảnh cây bứa.
Bộ phận dùng
Vỏ, quả và lá là những bộ phận sử dụng của Bứa.
Thu hái, chế biến
Vỏ Bứa được thu hái quanh năm bằng cách cạo sạch vỏ ngoài, đem thái nhỏ và phơi khô.
Tính vị, quy kinh
Vỏ cây và lá cây Bứa có vị chát, vỏ quả có vị hơi chát, chua, tính mát.
Thành phần hóa học
Trong quả Bứa có chứa vitamin C, acid hữu cơ, vỏ có chứa flavonoid.
Tác dụng dược lý
- Bứa giúp chống tiểu đường, giảm tổn thương đường tiêu hóa, chống viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Quả bứa ăn có tác dụng gì? Quả bữa cũng giúp giảm viêm ruột, làm dịu vết bỏng, dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt.
- Bứa đã chứng minh được tác dụng giảm đau, điều trị các rối loạn về da, chống oxy hóa, chống loét, bảo vệ gan, bảo vệ thận và bảo vệ tim, kháng khuẩn, chống khối u, chống ung thư, kháng histamin, chống nấm,giãn mạch, hạ lipid máu.
- Các acylphloroglucinol polyprenylated trong bứa làm giảm đáng kể sự phát triển của tế bào ung thư trong ống nghiệm, ngăn ngừa sự di căn và phát triển của khối u trong cơ thể sống.
- Vỏ quả Bứa sử dụng làm thuốc tiêu hóa, điều trị các bệnh về đường ruột.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất Bứa thể hiện hoạt động chống béo phì, tăng cảm giác no, giảm quá trình tạo mỡ mới.
- Chiết xuất thô từ cây Bứa có tác dụng hạ lipid máu, chống giun sán, kháng cholinesterase , chống viêm, chống ung thư, chống đái tháo đường.
Công năng chủ trị
- Lá, quả, và vỏ Bứa thường được dùng để giải khát.
- Vỏ quả Bứa có tác dụng chữa nôn, kiết lỵ, tiêu chảy.
- Vỏ thân cây Bứa giúp trị mẩn ngứa, dị ứng, viêm gan, lở loét ngoài da, thành quản bị viêm, ho ra máu, nhiễm khuẩn miệng.
- Lá Bứa được dùng để chữa sâu răng.
- Búp non Bứa giúp chữa động thai.
Một số bài thuốc có chứa Bứa
- Chữa kiết lỵ, tiêu chảy, nôn, chữa dị ứng, mẩn ngứa, ho ra máu: dùng 20-30g vỏ quả Bứa dưới dạng thuốc sắc.
- Chữa dị ứng, mẩn ngứa, ho ra máu: vỏ cây bứa 20-30g có thể dùng đơn độc hay dùng kết hợp với vỏ cây chôm chôm, vỏ cây dọc, mỗi vị 20g đem thái mỏng, sao vàng và sắc uống.
Tài liệu tham khảo
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Hàn Quốc