Phong Lữ Châu Phi (Quỳ Thiên Trúc Châu Phi)

Showing all 8 results

Phong Lữ Châu Phi (Quỳ Thiên Trúc Châu Phi)

Giới thiệu về Phong Lữ

Danh pháp

Pelargonium sidoides DC. (Họ Mỏ hạc – Geraniaceae).

Tên khác

Quỳ Thiên Trúc Châu Phi, Phong Lữ Nam Phi, Phong Lữ Đen.

Đặc điểm thực vật

Phong Lữ Châu Phi là một loài cây bụi nhỏ sống lâu năm với chiều cao rơi vào khoảng 20-50cm.

Lá của cây thường mọc tụ lại thành cụm. Lá có hình tròn hay hình trái tim, phần mép của lá ở dạng răng cưa như vỏ sò và có màu xanh. Trên lá có lớp lông, mặt dưới có gân nổi rõ. Cuống lá dài từ 7-25cm.

Hoa của cây này nó tất cả 5 cánh, màu của hoa từ đỏ sẫm đến gần đen, trong đó thường có hai cánh giống như hợp nhất với nhau. Mùa hoa thường vào khoảng tháng 10 tới tháng 1, đỉnh điểm của mùa hoa là tháng 12.

Bộ phận của cây Phong Lữ Châu Phi
Bộ phận của cây Phong Lữ Châu Phi

Phân bố – Sinh thái

Phong Lữ Châu Phi được tìm thấy nhiều ở miền nam của Châu Phi. Nó mọc trên những vùng đồng cỏ, đôi khi mọc xen kẽ vào với các cây gỗ và cây bụi ở đất cát, đất sét pha thịt, đất bazan. Cây này được tìm thấy tại độ cao 2746m ở vùng cao nguyên của Lesotho.

Trong môi trường tự nhiên, cây Phong Lữ Châu Phi có thể chịu được mùa đông khô lạnh, thậm chí là sương giá, tuyết. Mùa hè, cây chỉ chịu được điều kiện có nhiệt độ vừa phải.

Bộ phận dùng

Những bộ phận hay dùng để chữa bệnh của Phong Lữ Châu Phi là phần rễ, lá và thân.

Thành phần hóa học

Chiết xuất ethanol từ rễ của cây Phong Lữ Châu Phi có chứa Polymer và Proanthocyanidin oligo, ngoài ra còn có Epigallocatechon và Gallocatechin.

Các hợp chất coumarin như: 6,8-dihydroxy-5,7-dimethoxycoumarin hoặc 7-hydroxy-5,6-di-methoxycoumarin.

Bên cạnh đó còn có các dẫn chất của Acid Gallic, các Flavonoid, dẫn chất của Acid phenolic và Hydroxycinnamic.

Gần đây, người ta xác định được những hoạt chất mới có trong Phong Lữ Châu Phi là 8-Hydroxy-7-methoxy-6-(sulfooxy)-2H‑1-benzopyran-2-one và 7-Hydroxy-6-methoxy-8-(sulfooxy)-2H‑1-benzopyran-2-one. Những chất này đang cần có thêm những sàng lọc về hoạt tính dược lý.

Hoa của Phong Lữ Châu Phi
Hoa của Phong Lữ Châu Phi

Tác dụng dược lý của Phong Lữ Châu Phi

Theo y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, chiết xuất từ Phong Lữ Châu Phi chuyên sử dụng nhằm chữa trị bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn như lao, kiết lỵ và tiêu chảy.

Theo y học hiện đại

Kháng khuẩn và kháng virus

Trong các thử nghiệm, chiết xuất của Phong Lữ Châu Phi có hoạt tính tốt ở một số loại virus như virus cúm A, virus Herpes simplex. Các thành phần phenolic của cây giúp kháng virus thông qua việc ức chế enzym neuraminidase, từ đó ngăn chặn sự gắn kết của virus vào vật chủ. Hơn nữa khả năng kháng virus có thể dựa vào việc sản sinh IFN và kích hoạt hệ thống miễn dịch.

Chiết xuất của Phong Lữ Châu Phi cũng có hoạt tính kháng khuẩn như Mycobacterium hoặc một số chủng Gram dương, Gram âm. Thành phần của Phong Lữ Châu Phi có thể giúp ngăn chặn vi khuẩn bám vào biểu mô dạ dày người, khiến tác nhân gây bệnh không hoạt động được.

Theo một số nghiên cứu, sử dụng Phong Lữ Châu Phi có thể cải thiện các tình trạng có liên quan đến bệnh lý đường hô hấp như hen suyễn, cảm lạnh, viêm phế quản cấp, viêm xoang cấp và bệnh COPD.

Thuốc thảo dược từ Phong Lữ Châu Phi cũng có hiệu quả trong việc chữa trị tình trạng nhiễm trùng hô hấp do virus và vi khuẩn.

Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng hơn về Phong Lữ Châu Phi để khẳng định rõ hiệu quả của nó trong việc chữa trị bệnh đường hô hấp.

Kháng viêm

Chiết xuất Phong Lữ Châu Phi có khả năng chống viêm khá mạnh, đặc biệt là những nơi bị tổn thương kèm theo sưng viêm.

Thành phần hóa học trong cây hỗ trợ tăng sản sinh cytokine giúp điều hòa phản ứng viêm, đồng thời kích hoạt bộ máy phòng vệ trong cơ thể.

Nhờ tác động này, Phong Lữ Châu Phi có thể giảm viêm, hỗ trợ chữa trị bệnh viêm đường hô hấp.

Các tác động khác

Ngoài các tác dụng trên, Phong Lữ Châu Phi còn có tiềm năng trong kháng nấm, điều hòa hoạt động chức năng miễn dịch của cơ thể, chống ký sinh trùng gây bệnh và chống oxy hóa.

Đánh giá về an toàn

Mặc dù Phong Lữ Châu Phi đã được sử dụng trong nhiều năm trong y học cổ truyền, tuy nhiên các thông tin khoa học có liên quan tới an toàn của Phong Lữ Châu Phi vẫn còn rất hạn chế.

Theo đánh giá trên chuột, chiết xuất của Phong Lữ Châu Phi không gây ra độc tính nào rõ rệt do chuột thí nghiệm không có sự thay đổi về nhiệt độ hoặc trọng lượng cơ thể.

Dựa trên những dư liệu lâm sàng, khả năng dung nạp của người lớn và trẻ nhỏ đối với chiết xuất Phong Lữ Châu Phi khá tốt.

Một số nghiên cứu khác đã ghi nhận phản ứng phụ của Phong Lữ Châu Phi trên đường tiêu hóa như ỉa chảy, ảnh hưởng trên hệ thần kinh, đường hô hấp, tai và mê đạo.

Nghiên cứu gần đây không ghi nhận độc tính của Quỳ Thiên Trúc Châu Phi trên gan.

Mặc dù các ghi nhận về phản ứng phụ của Phong Lữ Châu Phi không nghiêm trọng nhưng vẫn cần có thêm nghiên cứu khác để xem xét độ an toàn của nó đối với cơ thể người.

Con người khi sử dụng Phong Lữ Đen cũng cần tham khảo, tuân thủ các thầy thuốc Đông y.

Tài liệu tham khảo

Mack Moyo và Johannes Van Staden (2014), Medicinal properties and conservation of Pelargonium sidoides DC., Pubmed. Truy cập ngày 02/01/2025.

Vitamin C

C+ 500mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
295.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao phimĐóng gói: Hộp 1 lọ 30 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Thuốc tăng cường miễn dịch

Alpikol

Được xếp hạng 4.00 5 sao
290.000 đ
Dạng bào chế: SiroĐóng gói: Hộp 1 chai 120mL

Xuất xứ: Ba Lan

Trị sẹo

Mitosyl Change 145g

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Kem bôi Đóng gói: Tuýp 145g

Xuất xứ: Pháp

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: SerumĐóng gói: Hộp 5 ống 10ml

Xuất xứ: Hàn Quốc

Trị sẹo

Palingen Cream

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Kem bôiĐóng gói: Tuýp 30g

Xuất xứ: Italy

Được xếp hạng 5.00 5 sao
55.000 đ
Dạng bào chế: Dầu xoaĐóng gói: Hộp 1 lọ 10ml

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Ho và cảm

Sutreme syrup

Được xếp hạng 5.00 5 sao
370.000 đ
Dạng bào chế: siroĐóng gói: Hộp 30 gói x 9ml

Xuất xứ: Hàn Quốc