Hiển thị kết quả duy nhất

Phật Thủ ( Phật Thủ Phiến)

Tên khoa học

Quả chín khô của loài Citrus medica L. var. sarcodactylis Swingle (Phật thủ), họ Cam (Rutaceae).

Quả chín khô của loài Citrus medica L. var. sarcodactylis Swingle (Phật thủ), họ Cam (Rutaceae)
Quả chín khô của loài Citrus medica L. var. sarcodactylis Swingle (Phật thủ), họ Cam (Rutaceae)

Nguồn gốc

Quả chín khô của loài Citrus medica L. var. sarcodactylis Swingle (Phật thủ), họ Cam (Rutaceae).

Phật thủ là vị thuốc cũng quá đỗi quen thuộc, gần như vào những ngày mùng 1, ngày rằm nhà nào cũng đã từng mua quả phật thủ về để thắp hương. Phật thủ có đặc tính là mùi rất thơm khi quả vàng chín và để được rất lâu. Ở Việt Nam không mấy người dùng phật thủ làm thuốc, thực sự đây là một sự lãng phí rất lớn.

Vùng sản xuất

Chủ yếu ở Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên và Trùng Khánh.

Thu hái và chế biến

Thu hái vào mùa Thu khi chưa hoặc mới chuyển sang màu vàng. Cắt theo chiều dọc thành các lát mỏng, phơi khô hoặc sấy nhẹ.

Tính vị, quy kinh

Vị đắng, cay, chua tính ôn vào kinh Phế Tỳ.

Tác dụng

Phật thủ là vị thuốc đa tác dụng, mặc dù không được quan tâm sử dụng nhiều nhưng trong các tài liệu cổ đều rất xem trọng phật thủ. Hành khí kiện tỳ hòa vị dùng rất có lợi cho hệ tiêu hóa, dùng với các trường hợp khí trệ ở trung tiêu mất sự điều hòa: tỳ vị khí trệ, vị quản đầy trướng nôn mửa, ăn ít chậm tiêu; đàm thấp trở trệ, vị quản bĩ đầy nôn ọe, ngực đầy ách – với tác dụng này phật thủ có nhiều nét giống với trần bì. Tuy mức độ của phật thủ không mạnh bằng trần bì, tính của phật thủ có nhiều nét bình bình, không quyết liệt bằng trần bì, nhưng có thể dùng kết hợp để tăng tác dụng.

Ngoài các bệnh lý đường tiêu hóa, phật thủ còn có tác dụng với các bệnh lý đường hô hấp: hóa đàm chỉ khái để giảm ho long đàm – các trường hợp đàm làm vít lấp đường hô hấp gây ho, suyễn khó thở đều có thể kết hợp dùng phật thủ (tuy nhiên hiệu lực của phật thủ khá nhẹ) nên cần phải phối hợp thuốc.

Chung quy phật thủ là vị thuốc rất đa công năng, tác dụng không đặc hiệu, không quá chuyên biệt Nhưng phật thủ rất dễ tìm, giá rất rẻ, tính năng dùng rất hòa hoãn nên có thể dùng kết hợp trong các bài thuốc. Cách bào chế cũng khá đơn giản chỉ cần sao qua là có thể dùng được.

Đặc điểm dược liệu

Lát mỏng hình nửa bầu dục hoặc hình ovan; thường cuộn tròn hoặc co lại. Thể chất: Cứng nhưng giòn, sau khi hút ẩm thì sẽ mềm và dẻo, Mùi: thơm của tinh dầu. Vị: hơi ngọt lúc đầu, sau đắng. Hiện tại, dược liệu có thể chia làm hai dạng: Quảng phật tử phiến (Phật tử phiến Quảng Đông) và Xuyên phật tử phiến (Phật tử phiến Tứ xuyên).

Dược liệu Phật thủ
Dược liệu Phật thủ

Yêu cầu chất lượng

Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu Quảng phật thủ phiến loại thượng hạng là các lát mỏng, rộng với màu vàng ở bề mặt và trắng ở phần thịt, có mùi vị thơm ngọt. Loại Xuyên phật tử phiến thượng hạng là cả lát cắt dày với vỏ màu xanh và thịt màu trắng, mùi tinh dầu tươi rõ.

Ho và cảm

Kẹo ho Diệp Chi

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 0 đ
Dạng bào chế: KẹoĐóng gói: Hộp 1 lọ 100g

Thương hiệu: Công ty Cổ phần Dược phẩm Mid

Xuất xứ: Việt Nam