Óc Chó (Hồ Đào/Hạnh Đào)
Tên khoa học
Juglans regia L. thuộc họ Óc Chó (Juglandaceae)
Tên khác
Óc Chó còn có tên gọi khác là Hạnh Đào, Hồ Đào, Lạc Tây
Nguồn gốc
Óc Chó có nguồn gốc từ vùng núi Himalaya bao gồm lãnh thổ của các nước Trung Quốc, Ấn Độ sau đó cây Óc Chó được du nhập sang lãnh thổ Nam Âu. Óc Chó mọc hoang ở những nước Đông Châu Âu tớ Nhật Bản. Tại vùng Assam của Ấn Độ Óc Chó được mọc tự nhiên trong rừng cây lá rộng, hạt của Óc Chó là thức ăn của nhiều loài động vật trong rừng đặc biệt là loài gặm nhấm. Tại Lào Cai và Hà Giang có 1 số loại Óc Chó có tuổi thọ lên tới > 30 năm. Cây Óc Chó có khả năng thích nghi với điều kiện ẩm quanh năm và mát mẻ ở các tỉnh này. Quả Óc Chó sẽ chín và rụng xuống vào thời điểm cuối thu trung bình mỗi cây cho ra 10-30kg hạt. Các cây con khi mọc lên xung quanh gốc cây mẽ sẽ thấy phần vỏ gỗ của hạt chia tách ra và rễ mầm cắm xuống đất.
Đặc điểm thực vật
Óc Chó là loại cây to có chiều cao trung bình tới 20m và thuộc loại cây sống lâu năm. Lá kép hình lông chim, không có lá kèm theo, mép của lá nguyên không cuống hình trứng thuôn, thường có 7-9 lá chét và khi vò có 1 mùi hăng đặc trưng tỏa ra. Hoa Óc Chó là hoa đơn tính, có cùng gốc, có kèm các lá bắc sớm rụng, cùng gốc. Hoa đực mọc trên tụ thành hình đuôi sóc rủ xuống và mỗi hoa lai có 1 kẽ lá cùng với 2 lá bắc nhỏ kèm theo. Nhị 30-40, phần nhị ngắn trên định bao phấn được chia thành hai ngăn và quay vòng vào phía trong. Hoa cái mọc đơn độc thưa thớt, phần bao hoa có 4-6 vây, vòi nhụy ngắn, bầu hạ, bầu 1 ngăn có nõn mọc thẳng và chỉ chứa 1 tiểu noãn. Có 4 vách ngăn giả có tác dụng choa bầu thành 4 ngăn quả. Qủa Óc Chó là quả hạch có vỏ mẫm và đường kính là 3-4 cm. Nhân của hạt ở phía trên nguyên, phía dưới chia thành 4 thùy có nhiều rãnh trông như óc người, nhăn nheo. Mùa ra hoa của Óc Chó là mùa hạ quả chín vào tháng 9-10. Có mấy loại óc chó? Hiện nay có 2 loại óc chó là óc chỏ đỏ và óc chó vàng.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của Óc Chó là:
- Phần hạt quả chín sau khi đã bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài đem sấy hoặc phơi khô rồi đập phần vỏ chỉ lấy phần nhân bên trong còn được gọi là Hồ Đào Nhân.
- Lá thu được quanh năm sau đó đem phơi hay sấy khô.
- Vỏ quả, màng quả đem phơi hay sấy khô.
Thu hái, chế biến
- Nếu muốn dùng lá thì thường hái vào mùa hè lá tốt nhất và đặc biệt là tháng 6-7 hàng năm. Lá nên chọn những loại lá tốt, xanh và thường chỉ hái lá chét hay toàn bộ phân lá sau đó lấy lá chét rồi đem phơi cho đếm khô thì bảo quản. Không dùng những loại lá bị rụng hay lá được hái vào mùa thu. Thường người ta hay dùng lá tươi của Óc Chó để làm thuốc vì khi đó hoạt chất trong lá vẫn còn nguyên vẹn, lá sau khi đã phơi khô cần bảo quản sao cho lá còn mùi thơm, màu lục, vị chát,đắng.
- Nếu muốn thu nhân quả thì đợi vào tháng 9-10 hàng năm khi quả đã chín thì hái về bóc lấy vỏ ngoài và phơi khô. Nếu muốn thu lấy hạch quả thì lấy quả hạch đập lấy nhân rồi phơi khô.
Tính vị, quy kinh
Quả Óc Chó có tính ấm, vị hơi chát, ngọt quy vào 2 kinh thận và phế.
Thành phần hóa học
- Dinh dưỡng trong quả óc chó chủ yếu chứa 40-50% chất béo, khi ép dầu hồ đào thì cần tiến hành phơi khô hạt và chờ ít nhất 3-4 tháng vì nếu ép tươi sẽ làm đục dầu và gây khó lọc được trong, nhân còn chứa globulin trong đó 2,84% là tryptophan và 2,18% là cystin
- Thành phần dầu gồm acid béo đặc 7% (acid lauric, acid myristic) các acid béo lỏng có chứa 13% acid linolenic, 80% acid linoleic, iso linolenic, acid oleic 7%. ầu hồ đào có tử trọng ở nhiệt độ 15-18 độ là 0,924-0,925.
- Ngoài các chất béo ra trong nhân quả Óc Chó còn có protein 15,5%; hydrat carbon 10,4%; tro toàn phần 1,5% cò magie, manga, sắt, calci phosphat, vitamin B2, A, C, E.
- Trong vỏ quả Óc Chó có chứa acid citric, acid malic, acid ellagic, hydrojuglon, juglin, peroxydaza, emunsin, tro.
- Lá Óc Chó có chứa tinh dầu, 5% chất đường inositol, tanin pyrogalic, acid ellagic, acid galic, jglon, hydro juglon, chất đắng, chất hắn, tinh dầu, pectin và chất nhựa.
- Quả Óc Chó chưa chín có chứa acid ascobic 2-2,5% ở quả dạng tươi và 16-20% ở quả khô.
- Vỏ thân, vỏ quả, lá đều chứa nhiều tanin ( vỏ quả 12,23%, lá to 9-11% và vỏ thân là 7,51%) và juglon.
Tác dụng dược lý
- Ăn quả óc chó có tác dụng gì cho sức khỏe? Quả Óc Chó có màu xanh giàu vitamin C, phần lá của quả có chứa nhiều caroten và vitamin C có tác dụng bổ dưỡng.
- Cao nước lá Óc Chó tươi có tác dụng kháng khuẩn mạnh với các chủng Corynebacterium diphtheriae, bacillus anthracis, và có tác dụng yếu với các chủng bacillus subtilis, vibrio comma, liên cầu, phế cầu, tụ cầu vàng, proteus, salmonella typhosa, escherichia coli, styphiniumrium và shigella dysenteriae. Cao chiết Óc Chó không độc với chuột trắng.
- Cao chiết lá Óc Chó với cồn 50 độ có tác dụng ức chế virus gây bệnh đậu bò, có tác dụng giảm thân nhiệt và tác dụng an thần.
- Cao chiết 50 độ của vỏ thân Óc Chó có tác dụng chống co thắt cơ trơn.
- Tác dụng của quả óc chó với phụ nữ là chữa khí hư khi dùng rửa âm đạo.
Kiêng kỵ
Những ai không nên ăn quả óc chó? Tuy hạt Óc Chó đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuy nhiên Óc Chó kỵ với người bị béo phì, hàm lượng mỡ máu cao, thừa cân.
Liều dùng
Nên ăn bao nhiêu hạt óc chó mỗi ngày? Tùy vào nhu cầu của từng người mà lượng hạt óc chó thu nạp vào cơ thể hàng ngày cũng có thể khác thường, thường sẽ dùng 1-2 hạt/ngày.
Công năng chủ trị
- Óc Chó có tác dụng bổ gan thận, thu liễm phổi, mạnh lưng gối, sáp tinh, cố thận, hạ suyễn.
- Ở Trung Quốc, Óc Chó còn được dùng để chữa thận hư đau lưng, đại tiện khó khăn, hư hàn ho suyễn, đau chân tay.
- Ở Châu Âu, Óc Chó trị đái đường, tràng nhạc, ỉa chảy, dùng ngoài da giúp chữa nhiều bệnh ngoài da, chữa đái dầm, lao phổi, ký sinh đường ruột. Lá tươi Óc Chó dùng trong chữa bệnh thuộc tạng tràng nhạc, tạng lao, bệnh ghẻ lở, chóc lở, phát ban, nó cũng giúp giảm áp lực và giảm đường huyết nhẹ.
Một số bài thuốc có chứa Óc Chó
Cách sử dụng quả Óc Chó:
- Tác dụng quả óc chó với nam giới: Chữa liệt dương, đau buốt ngang lưng, chữa thận lạnh, tiết tinh, vãi đái, đái són: 12g hạt Óc Chó + 10g Ba Kích + 8g mỗi vị ÍCh Trí Nhân, Cẩu Tích, Ô dược đem sắc uống.
- Chữa chứng đau nhức: dùng hạt Óc Chó đem giã nhỏ rồi hòa với rượu uống và dùng lá tươi đem giã và đắp bên ngoài vết thương.
- Chữa hen suyễn cho người già, đái ra sỏi, cát: giã hạt Óc Chó đem nấu cháo để ăn.
- Chữa yếu ho cho người già, người khó ngủ: 40g hạt Óc Chó + 40g Hạnh Nhân + 40g Gừng tươi đem tất cả giã nát rồi trộn đều với nhau và làm thành viên to bằng hạt ngô sau đó uống 1-2 viên trước khi ngủ có thể dùng thêm nước cho dễ uống.
- Chữa đau lưng, mỏi gốc, làm thành thuốc bổ: 30g nhân hạt Óc Chó + 100g đỗ + 100g bổ cốt chỉ đem tất cả giã nhỏ chế thành viên và uống 5 g/lần x 3 lần/ngày.
- Óc chó giúp chữa khí hư: lá Óc Chó tươi đem sao vàng sau đó sắc với nước theo tỉ lệ 50g lá + 1 lít nước sau đó dùng rửa âm đạo.
- Chữa trẻ em bị chóc đầu: Óc Chó (cả vỏ hạt) đem thiêu tồn tính sau đó để nguội và cho thêm nửa phần khunh phấn trộn đều, tán nhỏ sau đó hòa với dầu thầu dầu và bôi trực tiếp lên chỗ bị chóc đầu và rửa sạch bằng nước bạch đồng nữ hoặc nước trầu không.
Giá trị dinh dưỡng của Óc Chó so với các loại hạt khác
- Hạt hạnh nhân và óc chó cái nào tốt hơn? Tùy vào từng đối tượng sử dụng mà giá trị dinh dưỡng và lợi ích của Óc Chó và hạnh nhân đem lại có thể khác nhau, trong khi Hạnh nhân có tácc dụng giúp ngăn ngừa mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, cân băng đường huyết phù hợp với những có lượng được huyết cáo thì Óc Chó giúp tăng cường sức khỏe não bộ giúp tăng cường phát triển trí não cho nhai nhi.
- Hạt macca và óc chó cái nào tốt hơn? Trong hạt macca có lượng calo cao hơn, giàu tinh bột hơn và nhiều chất xơ hơn hạt óc chó còn hạt óc chó có hàm lượng protein cao hơn hạt vì vậy tùy vào mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng mà có thể lựa chọn bổ sung macca hay óc chó cho phù hợp.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt Óc Chó có hàm lượng chất béo omega 3 cao hơn đáng kể so với các loại hạt khác.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Hồ Đào. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 895.
- Đỗ Huy Bích (2006), Óc Chó, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 486.Truy cập ngày 05/12/2023.
- Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Hồ Đào, trang 504. Truy cập ngày 05/12/2023.
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hoa Kỳ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam