Ô Đầu (Xuyên Ô/Thảo Ô)
Ds. Đặng Mai Hương – Nhà thuốc Ngọc Anh – Dược liệu Ô Đầu
Nguồn: Sách Nhận thức cây thuốc và dược liệu
Tên khác
Củ ấu tàu, Củ gấu tàu, Xuyên ô, Thảo ô
Tên khoa học
ô đầu, Phụ tử thu được từ một số loài thuộc chi Aconitum, họ Mao lương (Ranunculaceae): Aconitum carmichaelii Debx., Aconitum chinense Paxt., Aconỉtum fortunei Hemsl., Aconitum napellus L.
Loài phổ biến nhất là Aconitum carmichaei Debx.
Mô tả cây
Cây thảo đa niên cao 0,6-1 m, thân mọc thẳng đứng, có lông ngắn. Lá mọc so le, xẻ thùy gân lá chân vịt, mép lá có răng cưa to. Hoa lớn, màu xanh tím mọc thành chùm giống hình mũ nông. Quả có 5 đại, mỏng như giấy, dài 23 mm, hạt có vẩy ở trên mặt.
Rễ phát triển thành củ gồm củ mẹ và củ con. Củ rất đa dạng nhưng thường có hình con quay. Vỏ ngoài đen, phía trong trắng, nếm thấy tê lưõi. Phân bố, sinh thái
Cây của vùng Đông Á và Đông nước Nga, được trồng để làm thuốc Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở chỗ ẩm mát, ở vùng núi cao biên giới phía Bắc Việt Nam bao gồm các tỉnh Lào Cai (Sapa), Hà Giang.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Rễ củ (Radix Aconiti) là rễ củ mẹ của các loài
Ồ đầu: Aconitum napellus L., A. chinense Paxt., fortunei Hemsl. vàẮ. carmichaelli Debx.
Trong Đông y phân làm 2 loại do cách chế biến khác nhau:
Ô đầu là củ mẹ không qua chế biến, rất độc thường chỉ dùng ngoài.
Phụ tử là củ con, thường có qua chế biến thành phụ tử chế, ít độc hơn được dùng đường uống. Phụ tử chế được phân loại theo cách chế biến gồm: diêm phụ, hắc phụ bạch phụ.
Thành phần hóa học
Chủ yếu là các C19-diterpen alkaloid (aconitin, hypaconitin, mesaconitin, lipoaconitin, lipomesaconitin…). Ngoài ra còn có các C20-diterpenoid alkaloid (ignavin, delgradin…).
Tác dụng dược lý
Phụ tử chế có tác dụng cường tim, bảo vệ cơ tim, chống rối loạn nhịp tim. Ngoài ra còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm, hạ huyết áp…
Ô đầu và aconitin tác dụng lên thần kinh làm giảm đau, gây tê.
Tính vị quy kinh
Cả ô đấu và phụ tử đều có vị cay ngọt, tính đại nhiệt, quy vào 12 đường kinh.
Tác dụng
Tác dụng: Phụ tử hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa trợ dương, trục phong hàn thấp tà. ô đầu sưu phong táo thấp khử hàn.
Ô đầu và Phụ tử có thể nói là những vị thuốc hay và đặc sắc nhất của nhóm này, tác dụng mạnh mẽ nhưng cũng là những thuốc có độc, đây đều là những thuốc độc bảng A. Cách sử dụng hai vị này có những đặc thù rất riêng, từ cách bào chế đến cách đưa vào sử dụng trong thang thuốc. Nếu muốn trở thành một thầy thuốc điều trị giỏi các bệnh xương khớp thì hai vị này không thể không biết đến.
Phụ tử chế: Đông y coi như là thuốc hồi dương, khử phong hàn. Dùng để chữa một số triệu chứng nguy cấp, mạch gần như không có, ra nhiều mồ hôi; trị các chứng tê thấp, nhức mỏi.
Ô đầu thường chỉ được dùng ngoài làm thuốc xoa bóp trị đau nhức.
Tây y dùng làm thuốc ho, ra mồ hôi.
Ghi chú
Ồ đầu rất độc, liều độc: 0,02 – 0,05 mg/kg thể trọng. Khi ngộ độc có cảm giác kiến bò ờ đầu chi, kích thích thần kinh sinh ba sau đó gây tê liệt, hạ thân nhiệt, mạch chậm, không đều cuối cùng chết do ngạt.
Ô ĐẦU – PHỤ TỬ – Vị thuốc điều trị đau xương khớp khét tiếng trong ĐÔNG Y
Ô đầu và Phụ tử bản chất đều là thành phần của một loại cây (cây ô đầu), do bộ phận dùng và cách bào chế khác nhau mà cho những tác dụng khác nhau. Ô đầu là củ cái (củ mẹ) của cây Ô đầu, Phụ tử là củ con của cây Ô đầu; củ cái là củ to đẻ ra các củ con, chính vì vậy mà củ cái sẽ chứa nhiều thành phần hoạt chất hơn củ con, nên củ cái chứa nhiều độc dược hơn củ con.
Cây ô đầu có hai loại là thảo ô và xuyên ô, trong đó xuyên ô có vỏ màu đen, thảo ô có vỏ màu trắng – về tính năng tác dụng của thảo ô và xuyên ô thì như nhau, cả xuyên ô và thảo ô đều độc nhưng thảo ô độc hơn.
Cả ô đầu và phụ tử đều là vị thuốc đi vào 12 kinh mạch, tính đại nhiệt và đều có độc. PHỤ TỬ có tác dụng hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa trợ dương, trục phong hàn thấp tà chữa các chứng mồ hôi toát ra quá nhiều, vong dương (mất dương), chân tay quờ quạng, bụng quặn đau, dương hư, sợ lạnh, mồ hôi trộm, ngực bụng lạnh, phong hàn thấp tý, mọi chứng trầm hàn cố lãnh…. Ô ĐẦU sưu phong táo thấp khử hàn dùng chữa phong hàn thấp tý, các khớp sưng đau, chân tay co quắp, bán thân bất toại,…
Phân biệt Ô đầu và Phụ tử
Phụ tử xu hướng tác dụng ở bên trong, tác dụng được nhớ đến nhiều nhất là hồi dương cứu nghịch, khởi tử hồi sinh (vì có tác dụng cường tim rất mạnh). Trong hệ thống thuốc y học cổ truyền nổi tiếng tứ đại danh dược với câu nói “Sâm Nhung Quế Phụ” trong đó phụ chính là phụ tử.
Ô đầu khác với phụ tử có xu hướng tác dụng ở bên ngoài, hệ kinh lạc, gân xương là chủ yếu. Đặc biệt ô đầu là một trong những vị thuốc giảm đau vô cùng mạnh trong các bệnh lý cơ xương khớp. Ô đầu (xuyên ô, thảo ô) là những vị trừ hàn thấp rất mạnh mẽ, mạnh đến nỗi tán nhỏ các điểm hàn ngưng. Các chứng hàn ngưng ở cân cơ kinh lạc, hàn ngưng biểu chứng thì ô đầu là đặc trị. Trong các bệnh lý cơ xương khớp thì đau là triệu chứng phổ biến nhất; đau thiên về phong thì lan tỏa và mơ hồ khó định lượng; đau thiên về thấp thì nặng nề, bí bách; đau do hàn thì dữ dội, mạnh mẽ. Đặc biệt khi hàn thấp kết hợp thì đau rất khó chịu, đau nhiều không sưng mấy nhưng lại dễ tìm thấy các điểm đau. Và đây là kiểu đau làm người bệnh vô cùng khó chịu, vì đau kiểu này dai dẳng dùng các thuốc giảm đau cứ hết thuốc là lại đau lại. Và Ô đầu là vị đặc trị của chứng đau kiểu này với tác dụng sưu phong táo thấp trừ hàn, nghĩa là trừ bỏ trực tiếp hàn thấp ra khỏi hệ kinh lạc, nên chỉ được thống. Có rất nhiều bài thuốc dùng Ô đầu với tác dụng này như bài Ô đầu thang dùng xuyên ô chế hay bài Tiểu hoạt lạc đan dùng cả xuyên ô chế và thảo ô chế.
Kinh nghiệm sử dụng
Điều trị bệnh lý cơ xương khớp bằng mọi cách phải biết dùng ô đầu – vì là vị giảm đau chỉ thống rất tốt. Khuyến cáo ban đầu liều người lớn 2g; khi tay nghề cực chắc rồi mới có thể dùng lên đến 8g, 15g, 20g. Nhưng cần căn cứ sự theo dõi vào các biểu hiện ngộ độc của bệnh nhân khi dùng.
Xuất xứ: Việt Nam