Núc Nác (Hoàng Bá Nam)
Giới thiệu về Núc Nác
Danh pháp
Oroxylum indicum (họ hoa Chùm ớt – Bignoniaceae).
Tên gọi khác
Nam hoàng bá, Mộc hồ điệp, Hoàng bá nam, Ngúc ngác, May ca, Bạch ngọc nhi.
Đặc điểm thực vật
Núc Nác thuộc loại cây nhỡ, chiều cao từ 8 tới 10m hoặc hơn. Ít phân cành, thân nhẵn, xuất hiện nhiều seo to để lại do lá rụng. Vỏ có màu xám trong, bên trong mang màu vàng.
Lá cây to, mọc đối nhau, xe 2 tới 3 lần lông chim, chiều dài lên đến 1,5m, thường mọc nhiều trên ngọn thân. Lá chét có hình bầu dục, nguyên, chiều dài khoảng 6,5-14cm, rộng từ 3,5-8cm, gốc tròn, đầu nhọn và hơi lệch. Ở mặt dưới lá hơi có lông hoặc nhẵn, cuống lá kéo có hình trụ, mập.
Cụm hoa ở phía ngọn thân, mọc thành chùm, cuống hoa mập, dài tới 40-80cm, có nhiều sẹp ở phía dưới. Lá bắc nhỏ, hoa mang màu nâu đỏ sẫm, kích thước to, đài có hình chuông, ngắn, tràng dày và nhẵn. Ống tràng cũng có hình chuông, ở phía họng hơi phình. 5 cánh hoa hàn liều, chia ra làm hai môi, mép nhăn kèm theo răng cưa, cong xuống. Nhị có 5 cái, 4 cái đều, còn 1 cái ngắn. Gốc của chỉ nhị có lông mịn, bầu thuôn và dài.
Quả nang, cong, dẹt, rộng 5-7cm, dài khoảng 50 tới 80cm, độ dày là 8mm. Khi quả chín, nó sẽ nứt ra thành 2 mảnh, tương đối nhiều hạt, có hình bầu dục, cứng và kèm theo cánh mỏng bao quanh.
Mùa hoa thường vào thàng 5 tới tháng 7, mùa quả là tháng 8 tới 10.
Dưới đây là hình ảnh của cây Núc Nác.
Phân bố – Sinh thái
Núc Nác xuất hiện nhiều tại vùng nhiệt đới của Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Phillipin,… Tại Việt Nam, Núc Nác có nhiều ở các vùng núi có độ cao 1300m, các đồng bằng ven biển và trung du.
Cây này ưa mọc ở đất tơi xốp, dễ thấm nước và có tầng đất mặt sâu. Ở miền Trung. Núc Nác có thể phát triển ở cả những loại đất cát ở các vùng ven biển. Núc Nác có thể chịu nóng và chịu hạn rất tốt.
Các tỉnh có nguồn Núc Nác lớn tại Việt Nam như Yên Bái, Thanh Hóa, Hà Giang, Tuyên Quang,…
Bộ phận dùng
Bộ phận hay dùng của cây Núc Nác là hạt và vỏ thân.
Vỏ thân thu hái xong được phơi khô luôn hoặc cạo đi lớp vỏ, thái phiến, phơi cho khô. Dùng nguyên hoặc sao nhỏ lửa.
Hạt được lấy từ các quả chín, đem phơi khô. Khi sử dụng, có thể lấy để trích muối.
Tính vị – Quy kinh
Tính vị: Tính mát và vị đắng.
Quy kinh: Tác động tới những kinh là bàng quang và tỳ.
Thành phần hóa học
Phần vỏ rễ và thân của cây Núc Nác có nhiều Flavonoid như Baicalein, Chrysin, Oroxylin A.
Ngoài ra vỏ thân còn thành phần Acid p-Coumaric, còn vỏ rễ chứa Acid Ellagic, dẫn chất Naphtalen và 3-methoxy-6,7-dohydroxy flavon.
Hạt núc nác cũng có Baicalein và các Flavonoid khác như Tetuin, Baicalin.
Trong quả Núc Nác có Cyclohexyl Ethanoid và Phenyl Ethanoid.
Tác dụng của Núc Nác
Vỏ cây Núc Nác có tác dụng gì?
Vỏ của thảo dược này được nghiên cứu trên thực nghiệm đã thấy rõ khả năng chống dị ứng và tăng cường sức đề kháng trước các yếu tố có hại.
Núc Nác giúp ức chế giai đoạn cấp của phản ứng viêm, tác động này thể hiện rõ rệt trên các động vật thí nghiệm được gây mẫn cảm. Độc tính ở trong vỏ của Núc Nác rất thấp.
Flavonoid được chiết ra từ vỏ của cây Núc Nác có thể phòng chống choáng phản vệ trên động vật.
Chế phẩm làm từ Flavonoid của Núc Nác giúp điều trị và cải thiện rõ rệt triệu chứng ở người bị bệnh vảy nến, mề đay, hen phế quản.
Cả vỏ và quả của cây Núc Nác có thể ức chế cơn co thắt do histamin và acetylcholin gây ra tại hồi tràng của chuột lang.
Quả cây Núc Nác ngâm rượu có tác dụng gì?
Phần hạt được lấy từ quả của Núc Nác có nhiều Flavonoid với khả năng kháng viêm, ngừa oxy hóa. Khi ngâm rượu, các chất phát huy rõ tác động kháng viêm và chống oxy hóa.
Hoa Núc Nác có tác dụng gì?
Bộ phận dùng chữa bệnh của Núc Nác chủ yếu là hạt và vỏ thân. Phần hoa chủ yếu dùng để chế biến món ăn. Sau khi thu hái và rửa sạch, hoa Núc Nác phơi khô và bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh, có thể dùng dần bằng cách xào với thịt.
Công năng – Chủ trị
Tiêu độc, sát trùng, chỉ thống, thanh can giải nhiệt, chỉ khái và nhuận phế.
Chủ trị viêm họng, lỵ, đái buốt có máu, ho khàn tiếng, dị ứng, đau dạ dày, mẩn ngứa dị ứng. vàng da.
Kiêng kỵ
Người bị đầy bụng, ỉa chảy, hư hàn đau bụng.
Một số bài thuốc
Chữa táo bón
Lấy 1 lượng bằng nhau vỏ của thân Núc Nác và lá Cối xay. Sắc lấy nước uống.
Chữa mẩn ngứa
Sử dụng dây Vàng giang, Thạch cao, vỏ Núc Nác và lá Chàm, mỗi loại 20g, sắc để lấy nước.
Chữa viêm phế quản, ho dài ngày
10g hạt Núc Nác, 30g kẹo mạch nha hay đường phèn, 300ml nước. Sắc để thu được 200ml, chia thành 3 liều bằng nhau, uống hết trong ngày.
Chữa viêm đường niệu, đái buốt có máu
Một nắm mỗi vị Mã đề, rễ Cỏ tranh và vỏ Núc Nác, sắc uống.
Chữa ngộ độc do ăn thịt của động vật mắc bệnh
Tán vỏ Núc Nác, dùng bôi hay sắc để uống.
Chữa lở ngứa có chảy nước vàng trên trẻ nhỏ
Tắm nước vỏ cây Núc Nác: lấy 100g vỏ của Núc Nác, 50g hạt Xà sàng. Nấu nước xông, tắm rửa hàng ngày. Dùng liên tiếp 3 tới 4 ngày.
Tài liệu tham khảo
Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Núc Nác, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 30/12/2024.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam