Ngưu Tất (Hoài Ngưu Tất)
Tên khoa học
Achyranthes bidentata (Ngưu tất), họ Rau dền (Amaranthaceae).
Nguồn gốc
Rễ khô của cây Achyranthes bidentata (Ngưu tất), họ Rau dền (Amaranthaceae).
Cũng còn được gọi là “Hoài ngưu tất”.
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, và Sơn Đông.
Thu hái và chế biến
Thu hoạch vào mùa đông khi thân và lá cây khô héo, làm sạch rễ con và đất, sau đó bó lại và phơi cho đến khi khô và nhăn lại. Sau đó, cắt bỏ phần đỉnh rễ và phơi cho đến khi khô hoàn toàn
Tính vị quy kinh
Tác dụng
Hoạt huyết thông kinh, dẫn huyết hạ hành, bổ can thận cường cân cốt, lợi niệu thông lâm.
Ngưu tất là vị thuốc có sở trường về hoạt huyết, đặc biệt là các chứng ứ trệ ở phần huyết. Ngưu tất có tác dụng hoạt huyết nhưng có xu hướng giáng huyết, nghĩa là hoạt huyết đưa huyết đi xuống, đây là một điểm độc đáo của ngưu tất mà không nhiều vị thuốc có được. Đa phần các vị thuốc hoạt huyết theo xu hướng phân tán, nghĩa là có thể đi lên trên có thể đi xuống dưới; nhưng riêng đặc biệt ngưu tất hoạt huyết dẫn huyết đi xuống. Từ điểm này mà có các ứng dụng của ngưu tất đối với các chứng như: Chứng huyết nhiệt, hư nhiệt mà nhiệt bốc lên trên gây đau đầu chóng mặt, môi miệng lở loét sưng đau, nôn ra máu, chảy máu cam…; các chứng huyết ứ trệ gây tê đau nhức vùng chi dưới từ eo lưng trở xuống, lưng đau gối mỏi, gân cốt yếu ớt,…; các chứng thấp nhiệt hạ tiêu gây các triệu chứng đái buốt, đái rắt, sỏi tiết niệu, thạch lâm,….; các chứng huyết ứ gây bế kinh, thống kinh, hành kinh đau bụng, tắc kinh,… Cũng cần lưu ý rằng nhiều người nhớ đến ngưu tất là nhớ đến tác dụng hoạt huyết đưa huyết đi xuống trong các trường hợp đau từ eo lưng trở xuống. Tuy nhiên nếu hiểu đúng thì ngưu tất hoạt huyết đưa huyết đi xuống có thể dùng cho các vị trí, như trường hợp đau vùng đầu, vùng thượng tiêu với các
trường hợp do huyết nhiệt gây ra. Bởi vì ngưu tất dẫn huyết hạ hành (đi xuống) nên có tác dụng dẫn hỏa, dẫn nhiệt đi xuống cùng theo, do đó mà có tác dụng đối với các trường hợp này.
Ngưu tất dùng sống tác dụng thiên về hoạt huyết khứ ứ, dẫn huyết hạ hành; còn ngưu tất dùng chín (thưởng ủ mềm, thái lát sau đó phơi khô hoặc sao qua) tác dụng thiên về bổ can thận trừ phong thấp, hoạt huyết mạnh gân cốt. Ngoài ra ngưu tất có tính bình lại có sở trường dùng trong các chứng ứ trệ ở phần huyết nên có một phạm vi được ứng dụng ngưu tất rất nổi tiếng đó là các bệnh lý về mỡ máu. Mỡ máu cao, cholesterol máu cao thời gian dài làm xuất hiện các mảng xơ vữa làm cho huyết bị ứ lại hành không thông lợi; trường hợp này dùng ngưu tất hiệu quả rất tốt. Có thể dùng đơn độc ngưu tất chế thành dạng cao khô, viên tầm 0,25g dùng sau bữa ăn mỗi lần 4-5 viên liên tục trong 1-2 tháng hiệu quả thực sự tốt. Tuy nhiên dùng hay nhất với trường hợp cholesterol máu cao, còn nếu triglycerid máu cao hoặc hỗn hợp giữa cholesterol máu và triglycerid máu cao thì nên kết hợp thuốc.
LƯU Ý trên thị trường hiện nay có 2 loại: Ngưu tất bắc và Ngưu tất nam hay còn gọi là cỏ xước. Nhìn chung thì ngưu tất nam có tác dụng gì thì ngưu tất bắc có tác dụng đấy. Ngưu tất nam thiên về trừ phong thấp hoạt huyết bổ can thận, còn Ngưu tất bắc ngoài tác dụng trên như ngưu tất nam thì ngưu tất Bắc còn có tác dụng dẫn hỏa đi xuống, hoạt huyết hạ hành. Do đó mà trong một số trường hợp không thể dùng ngưu tất nam để thay thế cho ngưu tất bắc được.
Đặc điểm dược liệu
Hình trụ thon, dài, thẳng hoặc hơi cong. Bên ngoài màu vàng xám hoặc nâu nhạt. Thể chất: cứng, giòn, dễ gãy, trở nên mềm sau khi hút ẩm. Mùi: nhẹ. Vị: hơi ngọt và hơi đắng chát.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng mập và dài, vỏ mỏng, màu trắng vàng nhạt
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Singapore
Thuốc bổ xương khớp
Circulation Of Blood Strengthen Bones & Muscles (Hồi Sinh Tái Tạo Hoàn)
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Trung Quốc
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Việt Nam
Thuốc bổ xương khớp
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam