Ngưu Nhĩ Phong
Danh pháp
Tên khoa học
Daphniphyllum calycinum Benth, thuộc họ Vai (Daphniphyllaceae)
Tên khác
Cây vai, vai trắng, nhà can
Đặc điểm thực vật
- Cây Ngưu Nhĩ Phong thuộc loại cây thân nhỡ, có chiều cao khoảng từ 3 đến 5m.
- Thân cành có hình trụ, nhẵn, cành màu lục hoặc có màu xám
- Lá Ngưu Nhĩ Phong mọc so le, thường mọc tập trung ở đầu cành, có hình trái xoan hoặc hình trứng, chiều dài khoảng 8 đến 12 cm, chiều rộng khoảng 3,5 đến 7 cm. Gốc lá tròn, đầu tù hoặc hơi nhọn. Hai mặt lá nhẵn, mặt dưới lá có màu trắng xám, cuống lá dài khoảng 1 đến 7 cm.
- Cụm hoa mọc từ kẽ lá, tạo thành chùm dài khoảng 3 đến 4 cm, lá bắc nhỏ, sớm rụng. Hoa đơn tính khác gốc, hoa đực có 4 lá dài, nhị 8, hoa cái có 5 lá dài.
- Quả hạch, hình trứng. Mặt ngoài hạt có phấn trắng, chứa 1 hạt.
- Mùa hoa quả vào khoảng tháng 5 đến tháng 9.
Phân bố- Sinh thái
Chi Daphniphyllum tại Việt Nam có khoảng 6-7 loài, trong đó có Ngưu Nhĩ Phong. Loài cây này phân bố không phổ biến, chỉ được phát hiện ở 1 số tỉnh phía nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam.
Một số tỉnh ở Việt Nam có Ngưu Nhĩ Phong như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hòa Bình.
Ngưu Nhĩ Phong thuộc dạng cây gỗ nhỏ hay cây bụi, mọc ven rừng núi đá vôi hoặc vùng núi đất. Cây ưa sáng, không chịu được hạn.
Bộ phận dùng
Rễ, lá, quả Ngưu Nhĩ Phong được sử dụng để làm thuốc.
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu của Hao Xiaojiang và các cộng sự năm 1993, hạt Ngưu Nhĩ Phong chứa thành phần calycinin A.
Theo một số các nghiên cứu khác, hạt này còn chứa các thành phần như dầu béo (chiếm 38,6%); alcaloid (chiếm 1,2%, gồm daphnicalin, daphnicamin); acid fumaric.
Là Ngưu Nhĩ Phong có chứa calycin.
Tác dụng dược lý
Ngưu Nhĩ Phong có tác dụng kháng khuẩn yếu, công dụng được xác định trong thí nghiệm kết hợp thành phần acid fumaric trong hạt Ngưu Nhĩ Phong cùng acid succinic.
Thí nghiệm được thực hiện trên chuột nhắt trắng, liều 60 mg/kg, đưa thẳng vào dạ dày. Kết quả cho thấy thuốc có khả năng ức chế sarcom 180.
Ngoài ra, Ngưu Nhĩ Phong còn có công dụng giảm ho và giảm đau.
Tính vị, quy kinh
Ngưu Nhĩ Phong (rễ, lá) có vị đắng, tính mát.
Nguyên liệu này công dụng thanh nhiệt, giải độc, khư phong, chỉ thống, tiêu thũng, hoạt huyết, thư căn.
Công dụng
Rễ Ngưu Nhĩ Phong:
- Cách 1: Dùng tươi rửa sạch, giã nát, thêm nước, chiết lấy nước uống, dùng bã đắp giải độc cho vết rắn cắn.
- Cách 2: Phơi khô, thái mỏng, mỗi miếng có trọng lượng từ 10 đến 20 gam, đun cùng 400ml nước, cô tới khi còn 100ml, uống trong ngày, chia làm 2 lần, dùng để chữa ho, sốt, trị viêm họng và viêm amidan, viêm ruột.
- Cách 3: Dùng tươi, nhai nuốt dần dần cũng có công dụng trị viêm họng.
- Cách 4: Kết hợp với rễ cây gang vàng, sắc với nước, uống chứa ho ra máu.
Lá Ngưu Nhĩ Phong
- Cách 1: Dùng tươi giã nát, thêm nước, chiết lấy nước uống, có tác dụng cầm máu, chữa tình trạng băng huyết ở nữ giới.
- Cách 2: Dùng tươi giã nát, đắp lên vùng vết thương sưng tấy để giảm sưng viêm.
Quả Ngưu Nhĩ Phong chữa kiết lỵ mãn tính.
Tài liệu tham khảo
Đỗ Huy Bích (2006), Cây vai, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 394-395, truy cập ngày 03/01/2025.
Gamez EJ, Luyengi L, Lee SK, Zhu LF, Zhou BN, Fong HH, Pezzuto JM, Kinghorn AD. Antioxidant flavonoid glycosides from Daphniphyllum calycinum. J Nat Prod, truy cập ngày 03/01/2025.
Zhang CR, Yang SP, Yue JM. Alkaloids from the twigs of Daphniphyllum calycinum. J Nat Prod, truy cập ngày 03/01/2025.
Xuất xứ: Trung Quốc
Xuất xứ: Trung Quốc