Ngũ Bội Tử (Văn Cáp)
Ds. Đặng Mai Hương – Nhà thuốc Ngọc Anh – Dược liệu Ngũ Bội Tử
Nguồn: Sách Nhận thức cây thuốc và dược liệu
Tên khác
Cây Muối, Diêm phu mộc
Tên khoa học
Ngũ bội tử là tổ của trùng muối Melaphis chinensis (Bell) Baker, được tạo ra trên loài Rhus chinensis Mill, (cây Muối), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Nguồn gốc
Ngũ bội tử là tổ của trùng muối Melaphis chinensis (Bell) Baker, được tạo ra trên loài Rhus chinensis Mill, (cây Muối), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Mô tả
Cây cao khoảng 1—10 m. Cành non phủ nhiều lông mềm màu hơi hung. Lá kép lông chim, mọc so le, dài 20-30 cm; lá chết hình trứng thuôn, đầu lá thuôn nhọn, dài khoảng 12cm, rộng 5 cm; mặt trên lá có màu lục hơi xỉn; gân lá nổi rõ; mép lá có các khía hình răng cưa. Lá cây thường bị côn trùng ký sinh làm thành các mụn lá hay tổ (Ngũ bội tử). Cụm hoa kép hình chùy mọc ở đầu cành. Hoa nhỏ, màu trắng ngà, đài có lông, cánh thuôn dài. Quả hạch có lông mềm, hình tròn. Quả thường ra vào tháng 11 đến tháng 2.
Phân bố, sinh thái
Ở Việt Nam cây Muối mọc ở vùng đồi núi, trên đất hơi ẩm.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Ngũ bội tử (Galla Chỉnensis) là tổ phơi khô của loài sâu Ngũ bội tử (Melaphis chinensis (Bell.) Baker = Schlechtendalia chinensis Bell.) trên lá cây Muối (Rhus chinensis Mill. Anacardiaceae). Khi thu hoạch thì gỡ các tổ sâu trên cây, hấp Sả để giết sâu còn nằm trong tổ, sau đó phơi hoặc sấy khô.
Ngũ bội tử có hình dạng rất thay đổi, thường chia thành loại Đỗ bội (có hình trứng) và Giác bội (có hình củ ấu). Dược liệu rỗng, thành mỏng, thể chất cứng chắc như sừng, dề vỡ vụn, bên ngoài màu vàng xám hay xám tro, có nhiều lông tơ ngắn và rậm, bên trong thường có xác ấu trùng sâu. Vị chát. Dược liệu có thể nguyên hay vỡ thành các mảnh vụn cứng.
Thành phần hóa học
Ngũ bội tử (Gaỉla Chinensỉs) chứa chủ yếu là tannin (50-70%, là tannin pyrogallic).
Tác dụng dược lý
Tannin trong Ngũ bội tử có tác dụng săn se niêm mạc.
Tính vị và công năng
Vị chua, chát, tính hàn. Liễm phế giáng hỏa, sáp trường chỉ tả, liềm hãn chỉ huyết, thu thấp liễm sang.
Đặc điểm dược liệu
Dựa trên hình dạng của nó, nó có thể được chia thành “Đỗ bội” và “Giác bội”. Thể chất: cứng và giòn, dễ bị nghiền nát. Mùi: mùi thơm đặc trưng. Vị: chát
Công dụng và cách dùng
Thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ (tán bột, uống với nước cơm; thường phối hợp 1 phần Ngũ bội từ với nửa phần phèn phi, theo Nam dược thần hiệu).
Dùng chữa loét miệng ở trẻ em (cho phèn chua vào Ngũ bội tử, đem nướng rồi tán bột bôi vào vết loét), chữa vết loét ngoài da (dùng dung dịch 5-10% Ngũ bội tử).
Ngoài ra Ngũ bội tử còn dùng để chiết tannin pyrogallic tinh khiết, từ đó chế Tanalbumin dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng phải to, nguyên vẹn, vỏ dày và màu nâu xầm