Ngọc Trúc
Tên khoa học
Polygonatum odoratum (Mill.) Druce (Ngọc trúc), họ Hành (Liliaceae).
Nguồn gốc
Thân rễ khô của loài Polygonatum odoratum (Mill.) Druce (Ngọc trúc), họ Hành (Liliaceae).
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Hồ Nam, Hà Nam, Giang Tô và Chiết Giang.
Thu hái và chế biến
Thu hoạch vào mùa Thu. Loại bỏ rễ con, làm sạch thân rễ, phơi nắng đến khi mềm. Lăn nhiều lần, treo lên để hong đến khi không còn lõi cứng, sau đó phơi khô. Cũng có thể hấp kỹ, lăn đến khi trong mờ, sau đó phơi nắng.
Tính vị quy kinh
Tác dụng
Dưỡng âm sinh tân, nhuận táo chỉ khát
Ngọc trúc cam lương tính nhuận, chủ đi vào phế vị, có tác dụng tư âm nhuận táo, sinh tân. Dùng chữa táo bón, nhiệt miệng, phong thấp, sinh ho phát sốt, mồ hôi trộm hư lao mà sốt.
Tư tính vị quy kinh, tác dụng chúng ta có thê thấy hai vị thuốc Sa sâm và Ngọc trúc đều đi vào kinh Phế và kinh Vị, tác dụng cũng chủ yếu là dưỡng phế âm sinh tân dịch chu trị chữa các chứng phê âm hư. Đây là hai vị thuốc có tác dụng bô phế âm, đặc biệt là phần chân âm của phế bị hư tổn, vì là bổ dưỡng phần âm của phế nên đều thanh được hư nhiệt (do âm hư hỏa vượng, lưu ý hư nhiệt này là ở phế).
LƯU Ý : ứng dụng chủ yếu trên lâm sàng của Sa sâm và Ngọc trúc là bổ phế, ngoài bổ phế âm còn bổ thêm cả vị âm. Nhưng tác dụng bổ vị âm của Sa sâm yếu hơn ngọc trúc, vì vậy đứng giữa lựa chọn dùng Sa sâm hay dùng Ngọc trúc để bố vị âm thì đương nhiên Ngọc trúc sẽ được ưu tiên hơn.Còn tác dụng bổ phế âm cua Sa sâm va Ngọc trúc thì khá cân đối, xêm xêm nhau, không có sự chênh lệch mức độ quá nhiều.
Đặc điểm dược liệu
Hình trụ dài, hơi dẹt, đôi khi phân nhánh. Mặt ngoài màu trắng vàng hoặc nâu vàng nhạt, trong mờ. Bề mặt gãy chất sừng hoặc dạng hạt rõ. Thể chất: cứng, giòn, dễ hút ẩm trở nên mềm. Mùi: nhẹ. Vị: ngọt, dẻo khi nhai.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng mập, dài, chắc, có màu trắng vàng và bóng, vị ngọt.
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam