Ngô Công (Con Rết)

Showing all 2 results

Ngô Công (Con Rết)

Tên khoa học

Scolopendra subspinipes mutilans L. Koch (Rết), họ Rết (Scolopendridae).

Loài Scolopendra subspinipes mutilans L. Koch (Rết), họ Rết (Scolopendridae).
Loài Scolopendra subspinipes mutilans L. Koch (Rết), họ Rết (Scolopendridae).

Nguồn gốc

Ngô công chính là lấy toàn thân con rết phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.

Vùng sản xuất

Chủ yếu ở Chiết Giang, Hồ Bắc, Giang Tô, và An Huy.

Thu hái và chế biến

Rết được bắt vào mùa Xuân và mùa Thu. Các dải tre được luồn vào đầu, đuôi và thân cho thẳng, sau đó sấy khô. Thường thời điểm tốt nhất để bắt chúng là từ Đông chí và đến lập Xuân tính theo âm lịch (khoảng ngày 3 – 5 tháng 2).

Tính vị, quy kinh

Vị cay tính ôn vào kinh Can

Đặc điểm dược liệu

Hình dải dẹt, dài do đầu và thân tạo thành, toàn thân có 22 phân. Thể chất giòn, bề mặt nứt nẻ. Mùi: hơi tanh, có mùi khó chịu đặc trưng và gây kích ứng mũi. Vị: chát, hơi mặn.

Dược liệu Ngô công

Tác dụng

Khử phong trân kinh, tán kết

Ngô công là vị có độc, vị cay tính ôn chỉ đi vào duy nhất kinh Can, tác dụng khử phong, nghĩa là lưu hành dọn dẹp phong để thông đường lạc. Rất đặc trị với các chứng can phong, các vị khác tác động đến phong theo cơ chế ghìm giữ lại và tán nhỏ không cho bốc quá cao quá mạnh. Riêng ngô công tác dụng tức phong khử phong luôn, dọn sạch phong đế thông đường lạc luôn. Phạm vi của ngô công từ đường kinh lạc cho đến tạng phủ. Chủ chữa các chứng kinh sài co giật, kinh phong cấp tính hoặc mạn tính, các chứng phong tê thấp đau dai dẳng lâu ngày, nhức đầu do phong tà uẩn phục từ lâu. Ngoài ra ngô công dùng ngoài còn có tác dụng tán kết: chữa ung nhọt, tràng nhạc.

Các chứng phong động có biểu hiện kinh giật, chân tay co quắp dùng Ngô còng cho hiệu quả nhanh chóng. Tác dụng của ngô công là nhanh mạnh, vì ngay lập tức đi tìm phong và khử phong cho nên liền trân được kinh từ đó mà được yên. Tuy nhiên cũng chính vì tác dụng bạo liệt của ngô công nên khi đạt được hiệu quả phải giảm liều hoặc dừng ngay, không được lạm dụng dùng kéo dài.

Ngô công bản chất là con rết, có độc nôn khi dùng cần chú ý bào chế. Thông thường khi bắt về phải luộc qua nước sôi sau đó đem phơi sấy khô để giảm bớt độc tố. ơ đầu con rết có cặp kìm trước miệng có chức năng tiết ra nọc độc, nên một số trường hợp có thể bào chế bằng cách bỏ đâu đuôi và chân sau đó đem sao, sao cho đến khi chuyển sang màu vàng và có mùi thơm là được, tiếp sau đó đem tán thành bột mịn và bảo quản dùng dần.

LƯU Ý: Bào chế ngô công có rất nhiều cách, tuy nhiên phổ biến nhất và luộc qua nước sôi hoặc sao vàng nghiền thành bột. Chú ý rết thường có loại màu nâu đỏ và nâu đen, nên chọn con rết có chân đỏ nâu và thân to béo là tốt nhất. Rết phân bố ở nhiều vùng Việt Nam, thường tìm thấy vùng đất ẩm, phía dưới các hòn đá và thân cây mục nát. Mẹo nhân dân thu bắt rết, thường chôn xương gà hoặc lông gà xuống vùng đất ẩm thấp để thu hút rết sinh sản, sau đó đợi đến thời điểm thích hợp rồi thu bắt.

Yêu cầu chất lượng

Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng có hình dải dài khô nguyên vẹn, lưng đen và bụng teo lại màu vàng.

Chống thấp khớp, cải thiện bệnh trạng

Xạ Hương Linh Chi Thấu Cốt Đơn

Được xếp hạng 5.00 5 sao
165.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Singapore

Thuốc bổ xương khớp

Ginseng Musk Zai Zao Wan

Được xếp hạng 5.00 5 sao
200.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 1 lọ 30 viên

Xuất xứ: Singapore