Neem (Xoan Ấn Độ)
Danh pháp
Tên khoa học
Azadirachta indica, thuộc họ (Meliaceae)
Tên khác
Sầu đậu, cây nim, xoan sầu đậu, xoan trắng, xoan Ấn Độ
Đặc điểm thực vật
- Cây to, cao khoảng 8 đến 15m
- Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, gồm 6-7 đôi lá chét mọc đối, hình mác, chiều dài khoảng 6 đến 8 cm, chiều rộng khoảng 2 đến 3 cm. Lá có phiến lệch, bề mặt nhẵn, đầu nhọn, mép lá có răng cưa, lá non có mép nguyên.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá, ngắn hơn lá, nhiều hoa nhỏ xếp thành chùm xim nhỏ. Cuống hoa có lông, lá bắc ngắn, nhanh rụng. Hoa màu trắng, thơm, dài khoảng 5 đến 6 mm, dài 5 răng nhỏ, hình mắt chim, mặt ngoài có lông, tràng 5 cánh thuôn hẹp, uốn cong. Nhị hoa 10, phình ở gốc và hơi thắt lại ở đầu.
- Hạt Nêm dài, kích thước khoảng 2cm, chứa 1 hạt.
Phân bố- Sinh thái
- Neem (Xoan Ấn Độ) là loài cây nhập nội tại Việt Nam. Loài cây này được du nhập và trồng tại các nước nhiệt đới vùng cận xích đạo.
- Năm 1981, cây được đưa về trồng thử nghiệm tại Ninh Thuận. Sau nhiều năm, cây được tiếp tục trồng tại một số vùng. Năm 1998, cây chính thức được trồng trên diện tích lớn.
- Neem là cây ưa sáng, sinh trưởng mạnh ở mùa mưa. Cây thích nghi ở thời tiết nắng nóng có gió cát. Cây khi được 5-6 tuổi sẽ bắt đầu có hoa quả.
- Gỗ Neem tương đối cứng, không mối mọt.
Bộ phận dùng
Vỏ thân, vỏ rễ, quả
Thu hái- Chế biến
Vỏ thân, vỏ rễ: Khai thác ở cây 6-7 năm, chặt cả cây, cạo bỏ vỏ đen, bóc lấy lớp vỏ lụa trắng trên thân và cành to. Rễ cũng bóc lấy vỏ. Vỏ thu được đem phơi hoặc sấy khô, sao hơi vàng đến khi hết mùi hăng
Thành phần hóa học
- Vỏ thân: nimbin, acid numbidic, deacetylnimbin, kulinon, kulacton, kulolacton, methylkulaonat, 6 beta hydroxy 4 stigmasten 3 on, 6 beta hysroxy 4 campesten 3 on, vilasinin, tricyclic diterpenoid, dyterpenoid, margosinnon, margosinolon.
- Vỏ rễ: nimbilin, nimolinin, margocin, margocinin, margocilim, nimbocidin, nimbilicin, triterpen azadirinin, triacontanol, aldehyd vanilic, acid vanilic, acid trán cinnamic
- Hạt: acid oleic, stearic, acid palmitic, acid linoleic, arachidic,…
- Quả: triterpernoid: azadirachtin, solanin, 1 cinnamoyl 3,11 dihydroxy meliacarpin
Tác dụng dược lý
Tác dụng chống sinh sản
Dầu hạt Neem với liều 4 ml/kg/ngày cho chuột cống trắng uống vào ngày 1-3, 4-6, 6-8, 8-10 của thai kỳ gây tác dụng chống sinh sản 80%, 60%, 50%, 30%. Liều 6 ml/kg/ngày vào ngày 2-3 và ngày 1-3 cho tác dụng chống sinh sản 90%, 50%. 3 trong 13 chuột uống vào ngày 2 và 3 của thai kỳ đã chết.
Dầu hạt Neem đưa vào âm đạo chuột, theo dõi cho thấy các hoạt chất được hấp thu qua niêm mạc âm đạo trong tuần hoàn máu, gây tác dụng chống sinh sản.
Tác dụng ức chế nấm
Một số nghiên cứu cho thấy tác dụng của cao lá Neem lên sự tăng trưởng của nấm Aspergillus và sinh tổng hợp aflatoxin. Cao lá không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nấm nhưng chủ yếu phong bế đến 98% sinh tổng hợp aflatoxin ở nồng độ lớn hơn 10%.
Ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc
Cao chiết nước của hạt Neem ảnh hưởng trên hệ thống men chuyển hóa thuốc, làm chậm sự phân hủy của pentobarbital, kéo dài giấc ngủ của chuột.
Một số tác dụng dược lý khác
- Hạn chế mức độ tổn thương dạ dày, chống loét.
- Ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm hoạt động tự nhiên, tần số hô hấp, trương lực cơ, giảm huyết áp, hạ thân nhiệt
- Giảm đau, hoạt tính chống viêm yếu.
- Hạ đường máu
- Chữa bệnh ngoài da, điều hòa miễn dịch mạnh
- Giảm triệu chứng đau cơ, mệt mỏi, ngứa, đau bụng, khó tiêu
Công năng – Chủ trị
- Vỏ rễ và vỏ thân xoan dùng để chữa giun kim và giun đũa
- Chữa bệnh ngoài da như lao hạch, lở loét lâu lành, nhọt, nấm da
- Thuốc bôi trị thấp khớp
- Vỏ cây làm thuốc chống sốt, sốt rét, bệnh da. Lá có tác dụng chống nhậy hoặc giã đắp trị nhọt. Hoa khô làm thuốc lợi tiêu hóa. Quả làm mềm da và trị giun.
- Cành non dùng chải răng khi viêm lợi
Liều dùng
Hình thức thuốc bột
Bóc lấy vỏ xoan, cạo bỏ lớp nâu bên ngoài, chỉ lấy lớp vỏ lụa. Sao vàng, tán nhỏ, chia thành từng gói 0,7-1 gam.
- Trẻ dưới 1 tuổi: 0,15-0,2 gam
- Trẻ 2-3 tuổi: 0,2-0,25 gam
- Trẻ 3-4 tuổi: 0,25-0,35 gam
- Trẻ 4-5 tuổi: 0,35-0,5 gam
- Trẻ 5-10 tuổi: 1-1,5 gam
- Trẻ 10-15 tuổi: 1,5-2 gam
- Người lớn: 2-3 gam
Hình thức thuốc sắc
Bóc lấy vỏ xoan, cạo bỏ lớp nâu bên ngoài, chỉ lấy lớp vỏ lụa, thái nhỏ, phơi khô, sao vào. Sắc 4 nước, mỗi lần đun sôi 1,5-2 giờ. Cô đặc lại theo tỷ lệ 1:1 (1kg vỏ lấy 1L nước cô). Sau đó thêm đồng lượng siro đơn, trộn đều.
- Trẻ 1-2 tuổi: 20ml, tương ứng 10g vỏ khô
- Trẻ 3-5 tuổi: 30ml, tương ứng 15g vỏ khô
- Trẻ 6-9 tuổi: 40ml, tương ứng 20g vỏ khô
- Trẻ 16-19 tuổi: 65ml, tương ứng 32,5g vỏ khô
- Trẻ trên 19 tuổi: 75-80ml, tương ứng 37,5-40g vỏ khô
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Huy Bích (2006), Xoan Ấn Độ, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 1116-1122. Truy cập ngày 31/12/2024
- Đỗ Tất Lợi (2006), Xoan . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 161-167. Truy cập ngày 31/12/2024
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Ấn Độ
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Tây Ban Nha
Xuất xứ: Việt Nam