Nần Nghệ (Nần Vàng)

Showing all 2 results

Nần Nghệ (Nần Vàng)

Danh pháp

Tên khoa học

Dioscorea collettii
Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae)

Tên gọi khác

Nần nghệ còn có tên gọi khác hay được sử dụng là nần vàng

Nguồn gốc, phân bố và sinh thái

Cây Nần nghệ là loài đặc hữu của Trung Quốc và Đài Loan, hiện cũng phân bố ở Myanmar, Ấn Độ và khu vực vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Tại Việt Nam, loài cây này thường xuất hiện ở các vùng ven rừng, trong bụi cây, tre nứa, ven suối hoặc trên các sườn núi, đặc biệt là ở Mộc Châu, Sơn La. Với giá trị đặc biệt, Nần nghệ đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam từ năm 1996.

Đặc điểm thực vật

Nần nghệ là loại cây dây leo, phát triển bằng thân quấn, sống lâu năm, có chiều dài từ 5 đến 10 m. Thân rễ có dạng ngang, hình củ gừng, kích thước thay đổi từ dài đến ngắn, dày khoảng 2 cm. Mặt cắt ngang có màu vàng, với rễ mảnh và xơ. Cuống của cây xoắn theo chiều trái, nhẵn, đôi khi xuất hiện lông ngắn màu vàng.
Lá mọc đơn, cách nhau, với phiến lá hình tim, dài từ 6 đến 10 cm và rộng từ 5 đến 9 cm, mang 7 gân chính, trong đó 3 gân kéo dài đến đỉnh phiến lá. Ở gốc cuống lá có lá kèm dạng gai nhỏ, cong. Hoa là hoa đơn tính.

Cụm hoa đực dài từ 10 đến 30cm, dạng xim, mang từ 3 đến 4 hoa không có cuống. Bao hoa có 6 phiến dính lại ở phần dưới, trên chia thành 6 phiến hình tam giác. Có 3 nhị thụ với chỉ nhị chia đôi, mỗi nhánh có 1 bao phấn. Ngoài ra còn có 3 nhị lép, có hình dáng như dùi. Cụm hoa cái dài từ 15 đến 30cm, mỗi hoa cái có 2 lá bắc. Bao hoa có 6 thùy, không có nhị lép, đầu nhụy chia thành 3 thùy. Quả nang có 3 cánh, chia thành 3 ô, mỗi ô chứa 2 hạt có cánh tròn.

Thân rễ nằm dưới mặt đất và bắt đầu phát triển ra các thân khí sinh vào tháng 2 hoặc tháng 3, sau đó ra hoa từ tháng 5 đến tháng 6 rồi tàn lụi vào cuối năm.

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng của nần nghệ là thân rễ.

Thu hái và chế biến

Cây Nần nghệ được thu hái vào khoảng tháng 5 đến tháng 6, khi cây đang trong thời kỳ ra hoa. Lúc này, người ta tìm và nhổ cây để thu lấy phần thân rễ. Sau khi thu hoạch, thân rễ được rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng rồi tiến hành phơi hoặc sấy khô để bảo quản và sử dụng.

Thành phần hóa học

Thân rễ cây Nần vàng chứa nhiều hợp chất hóa học quan trọng, đặc biệt là nhóm saponin. Các hợp chất đã được phân lập từ chiết xuất cây bao gồm:

  • Saponin và các hợp chất liên quan: diosgenin, prosapogenin A của dioscin, dioscin, gracillin, yamogenin.
  • Các hợp chất phenolic và acid hữu cơ: raspberry ketone, (-)-rhododendrol, E-(4′-hydroxyphenyl)-but-1-en-3-one, phloretic acid, trans-4-coumaric acid, trans-cinnamic acid, 2,4-dichlorobenzoic acid, 4-hydroxybenzoic acid, protocatechuic acid, vanillic acid, 4-hydroxybenzaldehyde, vanillin, syringaldehyde.
  • Flavonoid và các hợp chất có hoạt tính sinh học: formononetin, (+)-catechin.
  • Steroid: β-sitosterol, daucosterol, stigmasterol.
  • Peptide vòng: cyclo-(L-Pro-L-Leu), cyclo-(L-Leu-L-Ile), cyclo-(L-Leu-L-Leu), cyclo-(L-Phe-L-Val), cyclo-(L-Phe-L-Tyr).

Tác dụng dược lý

Trị bệnh Gout và viêm khớp

Saponin chiết xuất từ thân rễ Nần vàng có tác dụng giảm các cytokine gây viêm như TNF-α, IL-18 và IL-1β, giúp giảm viêm trong bệnh Gout và viêm khớp. Đồng thời, chiết xuất này làm giảm protein NALP3 và ngừng sự kích hoạt dòng siêu nhỏ NALP3 trong đại thực bào, một yếu tố quan trọng trong viêm. Thêm vào đó, chiết xuất giúp giảm axit uric máu thông qua điều hòa giảm mRNA và protein của các chất vận chuyển urat như URAT1, cũng như các protein vận chuyển anion hữu cơ OAT1 và OAT3.

Giảm mỡ máu

Chiết xuất từ thân rễ Nần vàng, với hàm lượng saponin cao, có khả năng giúp vận chuyển lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) đến các cơ quan thải trừ, giảm lượng mỡ trong máu và cải thiện tình trạng mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, chiết xuất này còn có tác dụng ổn định huyết áp, giúp giảm nguy cơ cao huyết áp và mang lại lợi ích cho bệnh nhân mắc các vấn đề tim mạch.

Dược liệu Nần Nghệ
Công dụng của Nần Nghệ

Quy kinh – Tính vị

Dược liệu nần nghệ có tính bình và vị đắng. Được quy vào kinh can và thận.

Công năng – Chủ trị

Công năng: giải độc, tiêu thống, trừ thấp, khu phong, chỉ thống, tán ứ.
Chủ trị: huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, đau xương khớp,…

Cách dùng

Dùng ở dạng sắc nước uống hoặc dạng hãm, với liều lượng mỗi ngày khoảng 9-12g dược liệu khô. Nần nghệ thường được dùng kết hợp với các dược liệu khác.
Nên sử dụng sau các bữa ăn.

Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng nần vàng cho phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú và trẻ nhỏ.

Một số bài thuốc dân gian

  • Bài thuốc nần nghệ dạng sắc uống chữa mỡ máu cao:
    Cách 1: Dùng 15g Nần nghệ đã phơi khô, hoặc 40 g Nần nghệ tươi đã cắt mỏng, sắc cùng 500ml nước. Khi nước còn lại hơn một nửa, chia thành 2 lần uống trong ngày, sau bữa ăn 30 phút.
    Cách 2: Dùng một lượng Nần nghệ phù hợp, pha với nước ấm và uống sau bữa ăn, giống như cách dùng thuốc sắc ở trên.
  • Bài thuốc dùng cao nần nghệ chữa mỡ máu cao:
    Lấy một lượng cao nần nghệ vừa đủ, pha loãng ra cùng với nước ấm. Dùng đường uống sau bữa ăn như dạng nước sắc.

Sản phẩm có chứa nần nghệ

Nần nghệ được sử dụng trong các sản phẩm dược phẩm hiện đại khá nhiều, ví dụ như:
Sản phẩm Hamogan Tuệ Linh sử dụng cho những đối tượng mắc các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan và người hay sử dụng bia rượu.
Sản phẩm Kyoman hỗ trợ ổn định đường huyết, mỡ máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh như xơ vỡ động mạch, nhồi máu cơ tim,…

Dược liệu Nần Nghệ
Sản phẩm có chứa Nần Nghệ

Tài liệu tham khảo

Li LL, Meng XW, Fan KT, Wang YY, Xiao Y, Wang Y (2020). Advanced Studies on Rhizoma Dioscoreae Collettii, Pubmed. Truy cập ngày 31/12/2024.

Được xếp hạng 5.00 5 sao
170.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang mềmĐóng gói: Hộp 30 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Hệ tim mạch, tạo máu

Kyoman

Được xếp hạng 5.00 5 sao
325.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam