Nấm Yamabusi (Nấm Bờm Sư Tử/Nấm Hầu Thủ/Nấm Đầu Khỉ)

Showing all 2 results

Nấm Yamabusi (Nấm Bờm Sư Tử/Nấm Hầu Thủ/Nấm Đầu Khỉ)

Giới thiệu về Nấm Yamabusi

Danh pháp

Hericium erinaceus (Họ Hericiaceae).

Tên khác

Nấm Bờm Sư Tử, Nấm Hầu Thủ, Nấm Đầu Khỉ hoặc Nấm Lông Nhím.

Đặc điểm thực vật

Nấm Yamabusi có dạng hình cầu, bán cầu hoặc hình elip, màu từ trắng tới vàng nhạt, đường kính của nấm trong khoảng 5 tới 40cm, thường sẽ mọc thành cụm.

Mũ nấm gồm các gai dạng sợi mềm có màu trắng, rủ xuống, chiều dài khoảng 1 tới 5cm. Khi già, quả thể nấm sẽ dần chuyển sang màu vàng nâu. Bào tử của Nấm Yamabusi cũng có màu trắng.

Hiện nay, Nấm Yamabusi đã được trồng nhân tạo thành công tại Trung Quốc, Nhật Bản và ở Việt Nam.

Đặc điểm thực vật Nấm Yamabusi
Đặc điểm thực vật Nấm Yamabusi

Nấm Hầu Thủ trồng ở đâu?

Nấm Yamabusi được trồng lần đầu tại Trung Quốc, sau đó tới Nhật Bản, đất nước thuộc khu vực Bắc Mỹ và đến Châu Âu. Loại nấm này thích hợp với khí hậu ôn đới, mát mẻ, nhiệt độ phù hợp cho nấm phát triển, sinh trường vào khoảng 20 tới 24 độ C.

Chúng thường mọc trên thân gỗ mục của các cây sồi, anh đào, hạt dẻ.

Thành phần hóa học

Nhiều chất có hoạt tính sinh học đã được tìm thấy trong cây Nấm Yamabusi, cụ thể:

  • Thành phần chính của Nấm Yamabusi là Erinacines và Hericenones.
  • Các Steroid như Erhosterol, Ergostane, Erinarols AF.
  • Các Alcaloid như Fumitremorgin, Hericirine, Methylthioglioto.
  • Erinaceolactones.
  • Glycoproteins.
  • Polysaccharides.
  • Trong Nấm Yamabusi cũng chứa các thành phần Glucan-protein, Alpha-glucan và Beta-glucan.
  • Các khoáng chất như Kẽm, Magie, Mangan, Sắt,…

Phần lớn những nghiên cứu ngày nay đều tập trung vào các hợp chất Polysaccharides thu được từ quả thể của Nấm Yamabusi.

Tác dụng dược lý của Nấm Yamabusi

Cung cấp chất dinh dưỡng và bảo vệ thần kinh

Các nghiên cứu cả in vitro, in vivo và trên lâm sàng của Nấm Yamabusi đã được tiến hành. Chiết xuất của Nấm Yamabusi rất giàu Erinacine, các hợp chất này hỗ trợ tăng cường sinh trưởng các sợi thần kinh cũng như tế bào vỏ não. Bên cạnh đó các thành phần khác trong nấm còn giúp bảo vệ thần kinh, thúc đẩy sự phát triển bình thường của các tế bào thần kinh.

Trong các nghiên cứu khác, Nấm Yamabusi và chế phẩm làm từ nấm này có thể hỗ trợ giảm căng thẳng thần kinh, giảm lo âu, trầm cảm, cải thiện chức năng nhận thức và chất lượng giấc ngủ.

Tác động trên đường tiêu hóa

Nấm Yamabusi được đánh giá là mang nhiều đặc tính có lợi như chống oxy hóa, chống viêm, bảo vệ dạ dày. Nấm Yamabusi giúp ức chế hoạt động bài tiết cytokin tiền viêm, đồng thời tăng cường sản sinh những cytokin chống viêm. Do đó loài nấm này có thể hỗ trợ cải thiện bệnh lý viêm loét tại dạ dày.

Bên cạnh việc cải thiện triệu chứng viêm loét, thành phần của Nấm Hầu Thủ còn tăng cường bảo vệ đường tiêu hóa và dạ dày.

Sử dụng Nấm Yamabusi còn phòng chống nhiễm trùng do chủng Helicobacter pylori gây ra.

Điều hòa miễn dịch

Những thành phần Polysacharides, và đặc biệt là Beta-Glucan có trong nấm giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Hỗ trợ các tế bào miễn dịch phát triển, hoạt động hiệu quả.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Nấm Đầu Khỉ có chứa các dưỡng chất giúp giảm mỡ máu, giảm các cholesterol xấu trong cơ thể. Bởi vậy mà loài nấm này là nguồn dinh dưỡng có lợi trong bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các biến chứng ở hệ tim mạch.

Các tác động khác

Ngoài các lợi ích ở trên, Nấm Yamabusi còn có các báo cáo khác về tác dụng như:

  • Kháng khuẩn.
  • Phòng chống tăng huyết áp.
  • Hỗ trợ chữa lành tổn thương.
  • Chống tiểu đường, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
  • Chống oxy hóa.

Cách dùng Nấm Yamabusi

Nấm Hầu Thủ có thể sử dụng dưới dạng tươi hay khô.

Cách chế biến Nấm Hầu Thủ khô: Rửa sạch, thái thành những miếng mỏng và đem phơi khô để sử dụng dần.

Dùng nấu nước hoặc làm trà uống

Nếu nấu nước: Sử dụng khoảng 10g Nấm Hầu Thủ, cho vào thêm 10g nấm Linh Chi và 1 lít nước. Đun sôi, dừng lại đến khi nước đã chuyển sang màu nâu vàng. Uống nước này giúp cải thiện bệnh dạ dày, tần suất dùng nếu bị bệnh dạ dày là 2 lần mỗi tuần.

Dùng làm trà: Nấm Hầu Thủ làm trà uống mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe. Sử dụng trà làm từ Nấm Hầu Thủ tương tự trà bình thường.

Nấm Hầu Thủ làm món gì ngon?

Ngoài dùng làm vị thuốc để cải thiện bệnh lý, Nấm Hầu Thủ tươi còn được dùng làm thức ăn. Có rất nhiều món ngon có thể chế biến từ loại nấm này như lăn bột chiên giòn, xào với thịt, hầm với thịt gà,…

Nấm Yamabusi sử dụng để làm món ăn
Nấm Yamabusi sử dụng để làm món ăn

Lưu ý khi dùng

Hiện nay, Nấm Yamabusi được xem là loại thực phẩm an toàn đối với con người. Tuy nhiên, nếu như bạn có tình trạng dị ứng với nấm thì nên cẩn trọng khi dùng Nấm Yamabusi. Đặc biệt khi sử dụng để cải thiện bệnh lý, nên tuân thủ các thầy thuốc, chuyên gia.

Tài liệu tham khảo

  1. Antonietta Gerarda Gravina, Raffaele Pellegrino, Salvatore Auletta, Giovanna Palladino, Giovanni Brandimarte, Rossella D’Onofrio, Giusi Arboretto, Giuseppe Imperio, Andrea Ventura, Marina Cipullo, Marco Romano và Alessandro Federico (2023), Hericium erinaceus, a medicinal fungus with a centuries-old history: Evidence in gastrointestinal diseases, Pubmed. Truy cập ngày 03/01/2025.
  2. Izabela Szućko-Kociuba, Alicja Trzeciak-Ryczek, Patrycja Kupnicka và Dariusz Chlubek (2023), Neurotrophic and Neuroprotective Effects of Hericium erinaceus, Pubmed. Truy cập ngày 03/01/2025.
  3. Md Asaduzzaman Khan, Mousumi Tania, Rui Liu và Mohammad Mijanur Rahman (2023), Hericium erinaceus: an edible mushroom with medicinal values, Pubmed. Truy cập ngày 03/01/2025.

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Bioglucumin (Viên nấm nghệ)

Được xếp hạng 4.00 5 sao
300.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 1 lọ x 30 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Vitamin & khoáng chất trong nhi khoa

Cốm Trạng Nguyên

Được xếp hạng 5.00 5 sao
590.000 đ
Dạng bào chế: cốm Đóng gói: Hộp 30 gói x 3g

Xuất xứ: Việt Nam