Mướp Đắng (Khổ qua)
Tên khoa học
Mướp Đắng có tên khoa học là Momordica charantia
Tên khác
Mướp Đắng còn có tên khác là Khổ qua, cẩm lệ chi, lương qua, lại bồ đào, hồng cô nương, chua hao.
Nguồn gốc
Mướp Đắng được trồng lần đầu từ xa xưa tại Ấn Độ, châu Phi và Nam Trung Quốc. Nhờ việc buôn bán nô lệ, Mướp Đắng dần được du nhập sang Mỹ. Mướp Đắng cũng được tìm thấy mộc hoang và trồng trọt, hai dòng này là 2 loại mướp khác nhau. Mướp Đắng đang ngày càng trở nên phong phú. Tại Việt Nam, Mướp Đắng được trồng ở hầu hết các tỉnh thành từ trung du và miền núi. Tại một số vùng miền núi, Mướp Đắng không được trồng ở Hà Giang, Lào Cai. Trên thế giới, Mướp Đắng được có mặt ở hầu hết các nước nhiệt đới từ Châu Phi sang châu Mỹ, Châu Á. Cây phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 20-24 độ, lượng mưa hàng năm là 2000mm đến 2400mm., mùa mưa ẩm. Cây ra hoa sau 7-8 tuần gieo hạt và hoa chủ yếu được thụ phấn nhờ côn trùng. Cây sau khi già sẽ tàn lụi và kết thúc vòng đời sau 4-5 tháng tồn tại.
Đặc điểm thực vật
- Mướp Đắng là cây dây leo có tua cuốn mảnh, đơn. Thân có cạnh, lá mọc so le có mép khía răng, được chia thành 5-7 thùy, gốc hình tù, đầu nhọn hoặc hơi tù, gân có lông ngắn.
- Hoa Mướp Đắng mọc riêng lẻ, có cuống dài và màu vàng nhạt, hoa đực có đài, ống rất ngắn, màu vàng nhạt, chia 5 thùy. Tràng 5 cánh mỏng hình bầu dục, bao phấn cong hình chữ S. Hoa cái có tràng giống hoa đực, dài, 3 nhị lép dạng tuyến.
- Quả Mướp Đắng hình thon dài, đầu thuôn nhọn, gốc, mặt ngoài có nhiều u lồi không bằng nhau, quả có màu vàng hồng khi chuyển sang màu tím, có màng đỏ bao quanh.
- Mùa ra hoa quả Mướp Đắng là tháng 2-4, tháng 5-6 là mùa ra quả.
Bộ phận dùng
Mướp Đắng có thể dùng lá, quả và hạt
Thu hái, chế biến
Quả Mướp Đắng được thu hái khi có màu vàng lục, dùng trực tiếp, hạt được lấy từ quả chín sau khi đã phơi khô còn lá và rễ có thể thu hái quanh năm và dùng tươi.
Tính vị, quy kinh
Quả Mướp Đắng có tính hàn, vị đắng, quy kinh tỳ, vị tâm. Hạt Mướp Đắng có vị đắng hơi ngọt, tính ấm.
Thành phần hóa học
Mướp Đắng có quả chứa các thành phần gây đắng là glucozid gọi là momocdixin, ngoài ra còn có betaine, vitamin C, B1, adenin, protein. Trong hạt Mướp Đắng có chứa chất đắng chưa xác định và chất dầu.
Tác dụng dược lý
- Dịch ép quả Mướp Đắng làm giảm đường huyết khi tiến hành trên động vật thí nghiệm là chuột cống trắng cho uống glucose 45 phút trước khi cho uống mướp đắng. Với bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin thì dịch ép Mướp Đắng không có tác dụng đáng kể. Cao Mướp Đắng dùng đường uống giúp giảm đường huyết không phụ thuộc vào sự hấp thu đường qua ruột.
- Cao cồn Mướp Đắng khi dùng cho chuột cống trắng với liều 5-00mg/kg giúp giảm mức đường 10-16 và 6% sau khi uống 1-2 giờ. Cao Mướp Đắng cũng làm tăng tốc độ tổng hợp glycogen.
- Dịch ép Mướp Đắng gây tăng sự hấp thu glucose trong mô hình in vitro không có sự tăng đồng thời hô hấp của mô.
- Hạt và vỏ quả Mướp Đắng chứa chất nhựa, saponin glycosid và những alcaloid gây tiêu chảy, nôn.
- Các thành phần protein được phân lập từ hạt có thể gây độc hại cho gan trên tế bào chuột cô lập.
- Cao thô từ Mướp Đắng có hoạt tính chống ung thư ở chuột nhắt trắng khi tiêm phúc mạc 2 lần/tuần liều 8mcg protein.
- Chiết xuất chitinasc từ Mướp Đắng có tác dụng kìm khuẩn mạnh, phấn hoa từ mướp đắng giúp ức chế sự nảy mầm của bào tử 1 số nấm gây bệnh.
- Cao chiết cồn 95 độ lá Mướp Đắng giúp kháng khuẩn trên Escherichia. Shigella dysenteriae, Salmonella paratyphi, diệt giun tròn.
Công năng chủ trị
- Mướp Đắng có tác dụng bổ thận, thanh nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu, bổ thận, giải phiền khát.
- Ở Việt Nam, Mướp Đắng ngoài việc được dùng làm thức ăn còn được dùng là thuốc chữa ho, dùng để tắm chữa rôm sẩy.
- Tại Ấn Độ nước ép lá Mướp Đắng còn giúp làm thuốc tẩy và thuốc gây nôn,
Một số bài thuốc có chứa Mướp Đắng
- Nước tắm cho trẻ chữa rôm sẩy: 2-3 quả Mướp Đắng đem nấu với nước để tắm 1 lần/ngày.
- Chữa ho: Mướp Đắng 1-2 quả đem nấu với nước và uống 1-2 lần/ngày.
- Chữa đái tháo đường không phụ thuộc insulin: quả Mướp Đắng xanh đem thái mỏng sau đó phơi khô và tán thành bột ngày uống 12-20g chia thành 2-3 lần, sau bữa ăn.
- Chữa chóc đầu ở trẻ: dùng lá Mướp Đắng đem nấu nước rồi giã nát hạt và quả bôi.
- Chữa háo khát, mệt mỏi, hâm hấp sốt: lá Mướp Đắng hái khi non, lá khởi tử và hoa thiên lý đem nấu canh ăn.
- Chữa thấp khớp: dây lá Mướp Đắng + dâu đau xương (sao rượu) + xấu hổ (đem sao) + cỏ xước + rễ nhàu + vòi voi (sao), cối xay mội vị 8g + 4g quế chi + 5g rễ ngũ trào + 3g gừng sống + 2 g dây thần nông sắc uống 1 thang/ngày.
Tài liệu tham khảo
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Dưỡng Da
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Chống béo phì, giảm cân
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam