Mộc Hương Ta (Hoa Mộc)

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Mộc Hương Ta (Hoa Mộc)

Tên khoa học

Osmanthus Fragrans thuộc họ Nhài Oleaceae

Tên khác

Mộc Hương Ta có tên khác là Hoa Mộc, Quế Hoa

Nguồn gốc

  • Mộc Hương Ta được trồng tại Việt Nam hiện nay có 3 loài, ngoài ra Mộc Hương Ta cũng được tìm thấy ở Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc. Mộc Hương Ta được trồng chủ yếu tại các tỉnh phía bắc để dùng làm cảnh. Cây Mộc Hương Ta ưa ẩm và hơi chịu bóng thường được trồng tại các đình chùa hay trồng quanh nhà. Gần đây các thành phần cũng trồng Mộc Hương Ta để chăm sóc.
  • Mộc Hương Ta sinh trưởng mạnh vào mùa mưa ẩm và hoa được nở rải rác quanh năm nhưng chủ yếu tập trung nhiều vào mùa thu và hoa nhiều nhưng lại rất hiếm thấy quả.

Đặc điểm thực vật

  • Mộc Hương Ta là cây có chiều cao 1-1,5m. Cành hơi dẹt và phồng ở các mấu. Lá Mộc Hương Ta hình bầu dục, mọc đối, mũi mác rộng 2-4cm và dài 5-12cm, gốc hơi tù, đầu thuôn nhọn mép nguyên hay có các khía răng rất nhỏ, 2 mặt của lá nhẵn và mặt dưới có màu rất nhạt, mặt trên sẫm bóng có lối gân rõ, gân phụ hình mạng.
  • Cum hoa Mộc Hương Ta mọc ở các kẽ lá thành chùm ngắn. Mộc Hương Ta hoa vàng hay màu trắng thơm đài 4 răng dính nhau ở nửa dưới, tràng có 4 cánh hơi liền nhau dày ở gốc, nhị 2 đối nhau, bầu có 2 lá noãn dính nhau ở gốc.
  • Quả Mộc Hương Ta có hình bầu dục, là quả hạch màu lục bên trong có chứa 1 hạt.
  • Mùa ra hoa quả là vào tháng 7-10.
  • Hình ảnh Mộc Hương Ta
Mộc Hương Ta
Mộc Hương Ta

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng của Mộc Hương Ta là rễ, quả, hoa và vỏ cây.

Thu hái, chế biến

Rễ thu hái quanh năm, hoa được thu hái vào mùa thu.

Tính vị, quy kinh

  • Hoa Mộc Hương Ta có tính ấm, vị cay.
  • Quả Mộc Hương Ta có vị ngọt, cay, tính ấm.
  • Rễ Mộc Hương Ta có vị ngọt hơi chát, tính bình.

Thành phần hóa học

  • Hoa Mộc Hương Ta đem chiết với ether dầu hỏa và đem xử lý với ethanol thu được 0,16% dầu thơm và 1 chất thơm osman cùng các acid acetic, succinic palmitic, stearic. Hoa Mộc Hương Ta còn chứa acid oleanolic, ursolic, sáp, beta sitosterol.
  • Trong hoa tươi Mộc Hương Ta có chứa beta danascenon, 4 ceto beta ionon, dihydro beta ionol.
  • Khoảng 80 thành phần có trong hoa Mộc Hương Ta trong đó các đồng phân alpha, beta của uonol các theaspiran, megastigan, damascon, alcol magastigan đóng vai trò quan trọng.
  • Quả Mộc Hương Ta chứa 2 glycosid iridoif 10-acetoxyligustrosid và 10 acetoxy oleuropein cùng phillyrin, acetosid.
  • Về mùi thơm của hoa, α-ionone và β-ionone là những chất tạo mùi quan trọng nhất ở Mộc Hương Ta.
  • α-Carotene và β-carotene đóng vai trò chính trong việc xác định màu sắc hoa của Mộc Hương Ta.

Tác dụng dược lý

  • Các thành phần đã được phân lập từ Mộc Hương Ta flavonoid, terpen và axit phenolic cho thấy hoạt động dược lý bao gồm các hoạt động chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn, chống ung thư, điều trị nhiều bệnh ở người như bệnh tim mạch và bệnh thần kinh, ung thư, bệnh ngoài da.
  • Một số lượng lớn các chất phytochemical được xác định trong Mộc Hương Ta có tác dụng tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.
  • Verbascoside trong chiết xuất hoa Mộc Hương Ta có tác dụng ức chế sự phát triển của cả tế bào ung thư biểu mô đại tràng CT26 và tế bào ung thư biểu mô tế bào gan HepG2.
  • Hoa Mộc Hương Ta cũng có hiệu quả điều trị trên mô hình chuột bị viêm đường thở dị ứng do ovalbumin gây ra.
  • Hoa Mộc Hương Ta dùng đường uống ức chế sản xuất IgE đặc hiệu ovalbumin và sự thâm nhiễm tế bào viêm trong phổi.
  • Vỏ hoặc rễ tươi của Mộc Hương Ta được bôi lên vùng bị thương để điều trị bong gân.
  • Tinh dầu Mộc Hương Ta chủ yếu chứa terpenoid, cũng như flavonoid và các glycoside, sắc tố khác có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau và ảnh hưởng đến tim mạch.
  • Rễ cây O. Fragrans có thể được sử dụng để điều trị chứng tê thấp và điều trị viêm, bệnh tim mạch, ung thư và viêm khớp dạng thấp, đau thắt lưng.
  • Chiết xuất hoa O. Fragrans cũng có thể được sử dụng để điều trị chứng hôi miệng.
  • Diosmetin Dio là một chất chuyển hóa được tìm thấy trong cánh hoa O. Fragrans có thể ức chế sự phát triển của nhồi máu cơ tim thông qua kích thích tế bào MH7A và tăng tỷ lệ apoptosis kích hoạt các đường dẫn tín hiệu PI3K/Akt và NF-κB.
  • Geraniol có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, chống ung thư và chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của nhồi máu cơ tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Công năng chủ trị

  • Hoa Mộc Hương Ta có tác dụng phá ứ kết, sinh tân, hóa đàm.
  • Quả bình can, tán hàn, ích thận.
  • Rễ Mộc Hương Ta có tác dụng khu phong, chỉ thống.

Một số bài thuốc có chứa Mộc Hương Ta

Chữa đau dạ dày, gan, lạnh thận sinh đau

  • Bài thuốc 1: quả Mộc Hương Ta 6g + 9g hương phụ + 6g sa nhân + 9g cao lương khương
  • Bài thuốc 2: 5g hoa Mộc Hương Ta + 5g cao lương khương + 3g tiểu hồi tất cả đem sắc uống.

Chữa đau răng

9g rễ Mộc Hương Ta + 3g tế tân + 15g cúc hoa + 15g địa cốt bì tất cả rửa sạch rồi đem ngậm rồi nuốt.

Làm thơm tóc, dưỡng tóc

Hoa Mộc Hương Ta nấu với dầu vừng rồi chải lên tóc.

Chữa phong thấp, nhức mỏi gân xương, thận hư

9-15g Mộc Hương Ta khô hay 30-90 g Mộc Hương Ta tươi đem sắc uống hay ngâm rượu.

Chữa ho nhiều đờm, hôi miệng, viêm họng

1,5-3g Mộc Hương Ta đem hãm uống hay ngâm rượu uống hay sắc ngậm. Có thể dùng nước cất từ hoa Mộc Hương Ta mỗi lần dùng 20-30 ml sau đó ngậm rồi nuốt ngày 2-3 lần. Khi bị loét miệng lấy 3-5 hoa Mộc Hương Ta đem phơi âm can tán thành bột mịn và rắc vào chỗ bị loét.

Sáng mắt, tăng sắc đẹp

Uống nước sắc vỏ cây Mộc Hương Ta.

Phân biệt Mộc Hương Ta và Mộc Hương Tàu

Thân

  • Mộc Hương Ta thường có thân màu sẫm hơn và có các vết nứt chạy dài liền nhau, với các cây lâu năm trên thân cây sẽ có những rêu bám xung quanh. Tốc độ phát triển của Mộc Hương Ta chậm hơn Mộc Hương Tàu.
  • Mộc Hương Tàu có thân to hơn nhiều so với Mộc Hương Ta, thân cây Mộc Hương Tàu tương đối nhẵn nhụi và thường sáng màu hơn nhiều Mộc Hương Ta.
Mộc Hương Ta và Mộc Hương Tàu
Mộc Hương Ta và Mộc Hương Tàu

Hoa

  • Mộc Hương Tàu ít hơn và độ tỏa hương không mạnh và tốt như cây Mộc Hương Ta. Hoa mọc không đều và ít sai hoa hơn, hoa có màu lam tím.
  • Mộc Hương Ta có hoa nhiều, mọc đều, màu trắng hay vàng, hoa có mùi lan tỏa tốt khắp không gian xung quanh nhưng không bị nồng hắc.

  • Mộc Hương Ta có lá dày hơn, thuôn dài, phần đuôi tương đối nhọn và hướng đam lên, viền lá có răng cưa. Lá non mỏng có hình tròn nhưng khi lá già sẽ bị nhọn và có xu hướng nhỏ đi. Mộc Hương Ta có vân lá nổi lên rất rõ và đường vân chi chít rất rối mắt.
  • Mộc Hương Tàu có lá không có viền và rất ít răng cưa thường mọc theo hướng rủ xuống. Vân lá Mộc Hương Tàu nổi rõ hơn và các vân tương đối đều nhau.
Mộc Hương Ta và Mộc Hương Tàu
Mộc Hương Ta và Mộc Hương Tàu

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Huy Bích (2006), Hoa Mộc, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 923. Truy cập ngày 20/02/2024.
  2. Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Mộc , trang 695. Truy cập ngày 20/02/2024.
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.