Mộc Hương (Vân Mộc Hương/ Quảng Mộc Hương)
Tên khoa học
Auklandia Lappa Decne. (Mộc hương), họ Cúc (Asteraceae).
Nguồn gốc
Rễ đã phơi hoặc sấy khô của loài Auklandia Lappa Decne. (Mộc hương), họ Cúc (Asteraceae).
Vùng sản xuất
Nguồn gốc ở Ấn Độ, Myanmar. Tại Trung Quốc trồng chủ yếu ở Vân Nam và Quảng Tây.
Thu hái và chế biến
Thu hái vào mùa Thu và mùa Đông. Làm sạch bụi bẩn và rễ con, cắt thành đoạn, các đoạn lớn có thể tiếp tục thái dọc. Phơi khô và lớp vỏ thô sẽ được bỏ đi.
Tính vị, quy kinh
Vị cay đắng tính ôn vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường và Tam tiêu
Đặc điểm dược liệu
Hình trụ hoặc bán trụ. Bề mặt nâu vàng đến nâu xám với các vết nhăn rõ, các rãnh dọc và sẹo rễ bên.
Thể chất: cứng, khó bẻ gãy.
Mùi: thơm đặc trưng. Vị: đắng nhẹ.
Tác dụng
Hành khí kiện tỳ chỉ thống.
Mộc hương vị cay ôn mùi thơm vừa có thể thăng lại vừa có thể giáng, sơ thông được khí Tam tiêu, thông khí của tràng vị chỉ thống. Do đó có thể thấy đặc tính của Mộc hương là hành khí để chỉ thống bởi vì vừa thăng lại vừa có thể giáng nên dùng đặc biệt tốt với các chứng khí trệ vùng ngực bụng, đồng thời lại có mùi thơm nên sức phát tán của thuốc rất mạnh. Có thể kể đến các trường hợp dùng Mộc hương như do tỳ vị khí trệ dẫn đến bụng trướng đau, ăn không tiêu; hoạc thap ta uat ket làm khí trệ ở Can dẫn đến hai mạn sườn trướng đau; hoặc ỉa chảy kiết lỵ thuộc thấp nhiệt gây đau bụng mót rặn.
Tác dụng thứ hai của Mộc hương là kiện tỳ đê tiêu thực, trong một số trường hợp coi Mộc hương như là một vị để tiêu thực, ứng dụng với các trường hợp ăn uống bị tích trệ không tiêu dẫn đến ăn kém, ngực đây rêu lưỡi nhớt. Bài Quy tỳ thang dùng Mộc hương với tác dụng này hay còn gọi là lý khí tỉnh tỳ, nghĩa là kiện tỳ tỉnh tỳ để tiêu thực. Bài Quy tỳ chữa chứng tâm tỳ hư nên dùng khá nhiều các vị bổ tỳ, do đó cần dùng Mộc hương như một vị tá dược có tác dụng kiện tỳ tiêu thực đề phòng các vị thuốc bố ích làm khốn tỳ, đồng thời lại có tác dụng hành khí trợ lực nên càng làm tăng tác dụng kiện tỳ tiêu thực.
LƯU Ý: Mộc hương dùng sống tác dụng hành khí mạnh nhất, nướng lên thì tác dụng hòa hoãn hơn và có thêm tác dụng cấm ỉa chảy. Trên thực tế có hai loại: Quảng mộc hương hay còn gọi là Vân mộc hương (vị này ở vùng Vân nam và Quảng đông của Trung quốc) thành phần có 3% tinh dầu, 6% chất nhựa và 18% inulin. Loại thứ hai là Thổ mộc hương hay còn gọi là Hoàng hoa thái (vị này ở các vùng Hà bắc, Tứ xuyên, Triết Giang của Trung Quốc) thành phần có 40% inulin, tỷ lệ inulin thay đổi theo mùa, cao nhất vào mùa thu. inulin là hoạt chất chính của quảng mộc hương và thổ mộc hương có tên khoa học là inula helenium. Chất helenium này có tác dụng kích thích tiết mật rất mạnh, cho nên tác dụng tiêu thực có trong Mộc hương là nhờ có hoạt chất helenium này.
Quảng mộc hương và Thổ mộc hương gọi chung là Mộc hương bắc dùng phổ biến hơn cả, hiện nay vẫn phải nhập từ Trung Quốc, tuy nhiên thực tế để phân biệt quảng mộc hương và thổ mộc hương khá khó, vì cơ bản hai loại này hình thái tương đối giống nhau, chỉ khác nhau về thành phần hoạt chất, đặc biệt nếu đã qua bào chế thì lại càng khó phân biệt. Ở Việt Nam có một loại gọi là Mộc hương nam là vỏ của cây rụt hay cây tai nghé. Phân biệt mộc hương nam và mộc hương bắc thì tương đối đơn giản: mộc hương bắc dùng rễ vị đắng cay thơm, còn mộc hương nam dùng vỏ thân cây nếm không thấy có vị gì hoặc có thể hơi đắng đắng chát chát. Mộc hương nam cũng có tác dụng hành khí chỉ thống nhưng xu hướng vùng hạ tiêu, ngoài ra còn có tác dụng cầm ỉa chảy. Tuy nhiên mức độ tác dụng của mộc hương nam yếu hơn mộc hương bắc rất nhiều, do đó mà mộc hương nam không thể thay thế được mộc hương bắc.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng phải có chất chắc, mùi thơm nồng, nhiều tinh dầu.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Canada
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Canada
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi, kháng viêm
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam