Mè Đen (Vừng đen)
Tên khoa học
Mè Đen có tên khoa học là Sesamum orientale L.
Tên khác
Mè Đen còn có tên khác là mè đen, cự thắng tử, dù tử miêu, bắc chi ma, hồ ma, cho ma.
Nguồn gốc
- Mè Đen được trồng từ thời xa xưa tại các vùng nhiệt đới của các nước châu Á. Tại các tỉnh phía nam Trung Quốc, Thái Lan, LàoLào. Campuchia, Ấn Độ,…Mè Đen là cây ưa ẩm và ưa sáng thường phát triển mạnh vào mùa hè, mùa xuân khi này thời tiết có nhiệt độ trung bình < 28 độ và chưa nắng nóng. Đến thời điểm giữa hoặc cuối mùa hè thì nhiệt đã đã lên cao, khi này cây có quả già và đã hoàn thành chu trình sống trong thời gian 3-3,5 tháng.
- Mè Đen ra hoa nhiều và hoa nở từ dưới lên dần phía ngọn, công trùng sẽ đến thụ phấn, cây có lá bắt đầu vàng úa là lúc quả già, nếu gặp thời tiết năng và khô thì quả sẽ tự động tách ra thành nhiều mạnh từ đó phát tán hạt ra ngoài.
- Mè Đen được trồng rất phổ biến tại các vùng miền quê Việt Nam trừ những vùng núi cao lanh, Mè Đen có nhiều giống khác nhau có loại.
Đặc điểm thực vật
- Mè Đen là cây thảo đứng, sống hàng năm và có thân có nhiều lông mịn. Lá Mè Đen mọc so le ở gốc đôi khi được chia thành 3 thùy, các lá ở phía trên mọc thành đồi, hình mác hẹp, đầu thuôn, mép hơi khóa hoặc mép nguyên, gân lá thành mạng rõ ở mặt dưới.
- Hoa Mè Đen mọc đơn độc ở các kẽ lá gần ngọn có cuống nắng, màu hơi hồng, trắng, đài 5 răng nhỏ có lông mềm. Tràng có hình ống loe ở dầu và các cánh hoa hàn liền chia 2 môi, nhị 4, bầu 4 ô có lông mềm và chứa nhiều noãn.
- Quả Mè Đen là quả nang, có lông, khía cạnh, hình trụ đài, mở thành 4 mảnh, hạt hình trái xoan, dẹt, màu đen, mùa ra hoa và quả là tháng 4-6.
Bộ phận dùng
Mè Đen sử dụng hạt vừng
Thu hái, chế biến
Hạt mè đen được thu hoạch vào tháng 7-9, cắt cả cây vừng đem phơi khô sau đó đập lấy hạt rồi tiếp tục phơi cho đến khi hạt khô và loại bỏ tạp chất.
Tính vị, quy kinh
Mè Đen có vị ngọt, béo, tình bình quy kinh can, thận, tỳ, phế.
Thành phần hóa học
- Trong hạt Mè Đen có chứa dầu 40-55% có khi lên tới 60% và còn có 5-6% nước, 20-22% protein tro 5%, 1% calci oxalat, 1,7mg đồng, 6,3-8,8% chất không chứa nito, phytin, pentoxan, choline, lexitin.
- Dầu hạt Mè Đen có chứa acid đặc, acid lỏng lần lượt 12-16% và 75-80%, 1% lexitin và 0,91,7% phần không xà phòng hóa được.
Tác dụng dược lý
- Mè Đen có chứa hoạt chất sesamin có tác dụng chống tăng huyết áp khi tiến hành trên mô hình động vật không gây tăng huyết áp.
- Sesaminol được phân lập từ hạt Mè Đen cũng có tác dụng ức chế mạnh quá trình peroxy hóa lipid.
- Mè Đen có chứa hoạt tính giảm đường huyết trên chuột cống trắng.
- Glycosid được phân lập từ vừng có tác dụng chống ung thư.
Công năng chủ trị
- Hạt và dầu Mè Đen được dùng để chữa táo bón và tăng cường dinh dưỡng, chữa lỵ, dùng ngoài da giúp chữa rết cắn, chữa bỏng, hạt vừng sống đem nghiền nát và đắp giúp chữa nhọt lở không liền miệng.
- Nhân dân Việt Nam và Trung Quốc thường nấu Mè Đen thành chè với hạt sen có tác dụng an thần, bổ dưỡng, lá vừng sắc giúp chữa tê thấp, tăng tuổi thọ giúp mặt tươi tắn. Lá nấu gội đầu thường xuyên giúp mượt tóc, làm đen và ngăn ngừa rụng tóc, lá tươi đem giã thêm nước và vắt lấy nước cốt giúp chữa rong huyết.
- Ở Trung Quốc, Mè Đen còn được lấy dầu để làm thuốc bổ giải độc, bôi ngoài da giúp chống viêm, trị nứt da, điều trị tăng tiết bã nhờn.
- Nước ép sắc lá và rễ Mè Đen gội đầu giúp kích thích mọc tóc.
- Ở Ấn Độ, hạt Mè Đen được dùng làm thuốc làm dịu da, lợi tiểu, bổ dưỡng, lợi sữa,..
- Lá tươi Mè Đen trị bệnh viêm bàng quang, viêm thận, trị bệnh về da, mắt.
- Dùng dầu vừng thụt giúp giảm triệu chứng táo bón.
- Dịch ép từ lá Mè Đen tươi giúp trị ỉa chảy và làm thuốc bổ dạ dày, kích dục ở Angieri.
Một số bài thuốc có chứa Mè Đen
Chữa suy nhược cơ thể
Lá dâu non, vừng đen lấy tỷ lệ 1: 1 đem tán nhỏ và làm viên với mật ong, ngày uống 10-20g
Chữa táo bón kéo dài
- 100g Mè Đen + mạch môn, sa sâm mỗi vị 200g + 100g lá dâu + mật ong vừa đủ tán thành viên hoàn uống 10-20g mỗi ngày
- 20g Mè Đen + huyền sâm, sinh địa, mạch môn, sa nhân mỗi vị 16 g + 12g thạch hộc + mật ong vừa đủ làm viên, ngày uống 10-20g hoặc dùng dưới dạng thuốc sắc.
Chữa táo bón do thiếu máu
- 200g Mè Đen + long nhãn, kỷ tử, hà thủ ô đỏ, bá tử nhân, tang thầm mỗi vị 100g + mật ong vừa đủ tán thành bột làm viên uống 10-20g mỗi ngày hoặc uống dưới dạng thuốc sắc.
- 8g Mè Đen + bạch thược, thục địa mỗi vị 12g + đại táo, bá tử nhân, đương quy, xuyên khung mỗi vị 8g đem sắc uống 1 thang mỗi ngày.
Chữa táo bón do trương lực cơ giảm
- 12g Mè Đen + 16g đảng dâm + hòa sơn, bạch truật, kỷ tử, sài hồ mỗi vị 12 g đem sắc uống ngày 1 thang.
- 8g Mè Đen + bạch truật, hoàng kỳ, đẳng sâm, thăng ma, sài hồ mỗi vị 12g + đương quy, bá tử nhân, nhục thung dung mỗi vị 8g + trần bì, cam thảo mỗi vị 6g đem sắc uống ngày 1 thang
Thuốc nhuận tràng, chữa khô miệng, táo bón
- Hạt Mè Đen và lá cối xây mỗi vị 300g đem rang chín vừng giã thành bột sau đó đem lá cối xay nấu nước và cô thành cao đặc rồi trộn 2 thứ với nhau thành bánh 10g ngày uống 2 bánh hãm với nước sau ăn.
- 20g hạt Mè Đen + huyền sâm, sinh địa, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 16g + 12g thạch hộc đem tất cả phơi khô và thái, sao vàng, tán bột luyện với mật ong thành viên ngày 10-20g
Chữa trĩ
Hạt Mè Đen + sinh địa, trắc bách diệp, bạch thược mỗi vị 12g + hồng hoa, xuyên khung, đương quy, hòa hoa, chỉ xác, đào nhân, mỗi vị 8g + 4g đại hoàng đem sắc uống 1 thang/ngày
Chữa bỏng, vết thương
Dầu Mè Đen trộn với lá dâu non đốt tồn tính và tán nhỏ bôi 2-3 lần mỗi ngày
Chữa đau lưng
Hạt Mè Đen đem sao cháy và tán bột ngày uống 12 g với 1 ít mật ong, nước hay nước gừng
Chữa sưng bầm, ngã, đau nhức
Dầu Mè Đen hòa với rượu uống
Chữa lỵ trẻ em
Dầu Mè Đen 5-10g uống hòa với mật ong
Chữa vảy nến
Mè Đen + huyền sâm + sinh địa + kim ngân + hà thủ ô + ké đầu ngựa mỗi vị 12g đem sắc uống 1 thang/ngày
Chữa váng đầu, táo bón, hoa mắt
60g Mè Đen + 1200g lá dâu khô + 1300g mật ong. Lá dâu phơi cho khô, vò nát, vừng đem sàng bỏ tạp chất, rửa, phơi khô tán nhỏ. Mật ong thắng, luyện viên to bằng quả táo. Ngày ngậm 15 viên sau đó giảm xuống 10 viên.
Chữa co giật trẻ em
8g Mè Đen + + quy bản, bạch thược, mẫu lễ, sinh địa, mạch môn mỗi vị 12g + a giao, miết giáp mỗi vị 8g + 6g ngũ vị tử + 4g chích cam thảo đem sắc uống trong ngày.
Chữa xơ cứng mạch máu, tăng huyết áp, táo bón
Hà thủ ô,vừng đen, ngưu tất lấy các vị với lượng bằng nhau đem tán nhỏ và trộn với mật sau đó viên bằng hạt ngô uống 10g mỗi lần, ngày 3 lần.
Chữa đẻ khó vì khô nước ối
Dầu Mè Đen + mật ong mỗi vị 1 bát đem đun sôi, vớt bỏ bọt đem trộn với 40g hoạt tạch cho uống
Chữa rụng tóc, làm tóc chóng mọc
Rễ Mè Đen + lá trắc bá đem phơi khô và thái nhỏ đem nấu thành cao đặc bôi hàng ngày
Chữa điên cuồng
160g dầu Mè Đen đem cho vào 1 bát rượu đun lên với 20 cành dương liễu đến khi rượu và dầu còn 80% thì cho bệnh nhân uống để có thể nôn rồi ngủ say khi thức dậy sẽ tỉnh
Viên bổ thận âm
500g Mè Đen + 1000g thục địa + 500g lá dâu non + 150g hạt sen già + 100g lá vông nêm tất cả đem tán nhỏ và luyện thành viên hoàn bằng quả táo uống ngày 2 viên bào hai lần sáng sớm và tối trước khi ngủ.
Thuốc bổ khí huyết
Mè Đen 800g + 500g lạc tiên + 1500g tằm chón + hà thủ ô, lá dâu mỗi vị 1000g + lộc giác sương, kim anh tử mỗi vị 500g + 400g liên nhục + 300g xương bồ. Lạc tiên đem cắt nhỏ phơi râm, kim anh cạo bỏ lông bên trong, hai vị đem nấu chung được nước đặc, lọc, cô cho dính, tằm chín nhúng nước sôi sấy khô tắm nước gừng rối phơi cho thật khô. Lá dâu bánh tẻ phơi râm 3 ngày, bỏ hết gân và lót giấy bàn trên đit chảo sau đó rang vàng vừng. Hà thủ ô đỏ/trắng đem chế với nước đậu đen dùng gồ đập nát, phơi khô. Các vị thuốc được phơi khô tán nhỏ luyện vớ chất dính cho đều và phơi khô, lại tán nhỏ, rây kỹ. Kẹo mạch nha/ mật ong vừa đủ thắng tới độ nhỏ vào nước không tan, luyện với thuộc bột thành hoàn 10g sau đó uống 1 lần trước khi ngủ, ngày 1 viên, uống trong 15 ngày.
Tài liệu tham khảo
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Italy
Xuất xứ: Italia
Xuất xứ: Việt nam