Mặt Quỷ (Nhầu Đó/Dây Đất)
Tên khoa học
Morinda villosa Wall. ex Hook.f thuộc họ Cà Phê (Rubiaceae)
Tên khác
Mặt Quỷ có tên gọi khác là Cây Gạnh, Nhầu Đó, Dây Ngón Đất, Đơn Mặt Quỷ, Dây Đất.
Nguồn gốc
- Mặt Quỷ là loại cây được phân bố tại vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới của châu Á bao gồm Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ.
- Ở Việt Nam, Mặt Quỷ được phân bố tương đối phổ biến ở các tỉnh đồng bằng, trung du kể cả ở những vùng đảo, ven biển tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Hà Tây, Thanh Hóa, Nghệ An. Mặt Quỷ là cây ưa sáng và có khả năng chịu hạn thường mọc trong các quần thể cây bụi ở bờ nương rẫy, đồi, trong các lùm cây quanh làng. Mặt Quỷ ra hoa quả hàng năm thụ phấn nhờ côn trùng.Quả Mặt Quỷ chín thường sẽ được 1 số động vật gặm nhấm và 1 số loài chim ăn sau đó phân tán khắp nơi. Mặt Quỷ có khả năng tái sinh chồi khỏe mạnh đặc biệt sau khi đã bị chặt.
Đặc điểm thực vật
- Cây mặt quỷ là gì? Mặt Quỷ là loại cây nhỏ có chiều cao 1-1,5 m thân dưa leo, cành non của Mặt Quỷ co cạnh có lông cứng sau nhẵn, màu nâu, hoặc màu xám đen.
- Lá mặt quỷ mọc đối, hình trái xoan rộng hay hình bầu dục rộng 2-4,5 cm và dài 5-11 cm gốc tròn đôi khi không đối xứng, đầu thuôn thành mũi nhọn, mặt trên có màu lục bóng, ít lông mặt dưới phủ lông đầy, màu rất nhạt, nhất là ở các gân, cuống lá dài 4-6 cm có lá kép hình lông, hình ống.
- Hoa Mặt Quỷ màu trắng, tụ thành 5-10 bông ở đầu cành hoặc cánh con ra ngoài, ống tràng có lông ở họng, bầu 2 ô, nhị 4-5 hơi lộ ra ngoài.
- Quả Mặt Quỷ có hình cầu, đầu bẹt gồm nhiều quả hạch dính liền nhau, màu vàng cam sần sùi nhìn giống mặt quỷ.
- Mùa ra hoa của Mặt Quỷ là tháng 5-6 và mùa ra quả là tháng 7-8.
- Sau đây là hình ảnh cây mặt quỷ
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của Mặt Quỷ lá lá và rễ.
Thu hái, chế biến
Lá và rễ Mặt Quỷ được thu hái quanh năm có thể dùng dưới dạng tươi hay khô đều được thường không cần chế biến nhưng có thể sao lên cho hơi vàng hoặc tẩm rượu và sao thơm.
Tính vị, quy kinh
Cây hoa mặt quỷ có vị hơi đắng, tính lạnh.
Thành phần hóa học
- Mặt Quỷ trong rễ có chứa các anthranoid như 2 hydroxy anthraquinin, ahzarin, ahzarin methyl ether, rubiadi -1-methyl ether, runiadin purpuroxanthin, alizann methyl ether, munjuslin, tectoquinon.
- Mặt Quỷ chứa iridoid, flavonoid, glycoside flavonoid, anthraquinone, coumarin, lignana, noniosides, phenolics và triterpenoid.
- Tám hợp chất bao gồm hai quinon, một sesquiterpene và năm hợp chất phenol , bao gồm ba chất đồng phân đối ảnh (6a, 7a và 8a), cùng với ba chất đồng phân đối ảnh tương ứng đã biết (6b- 8b) được phân lập từ các phần trên không của Mặt Quỷ.
Tác dụng của cây Mặt Quỷ
- Tác dụng trên phản ứng quá mẫn ở chuột lang: Trên động vật thí nghiệm là chuột lang cho gây nhạy cảm bằng cách tiêm lòng trắng trứng vào màng bụng chuột, sau 4 tuần thì cạo lông ở lưng chuột rồi gây phản ứng quá mẫn trên da bằng cách tiêm dưới da lưng chuột lòng trắng trứng đồng thời tiêm dung dịch xanh trypan. Ở những con chuột được cho uống cao chiết từ Mặt Quỷ với liều 25g/kg tính theo dược liệu có thể gây ức chế phản ứng quá mẫn làm các vết xanh trên da lưng chuột có màu nhạt hơn so với những con chuột không dùng thuốc.
- Tác dụng chống dị ứng trên mô hình chuột Schultz-Dale: chuột lang được cho gây mẫn cảm bằng cách tiêm lòng trắng trứng theo đường tiêm phúc mạc. Sau 2 tuần tiến hành giết chuột và bóc tách hồi tràng. Khi lòng trắng trứng đưa vào dịch nuôi hồi tràng cô lập cho thấy hồi tràng co bóp mạnh hơn. Cao chiết từ cây Mặt Quỷ có khả năng ức chế các phản ứng co bóp hồi tràng nói trên.
- Tác dụng chống viêm cấp: dịch chiết từ cây Mặt Quỷ có tác dụng chống viêm cấp trên mô hình chuột gây viêm cấp bằng dextran, forrmalin, kaolin.
- Tác dụng chống viêm mạn tính: cây Mặt Quỷ có tác dụng chống viêm mạn trên mô hình động vật bị gây u hạt thực nghiệm bằng amian.
- Chiết xuất chloroform của quả Mặt Quỷ ở nồng độ 20 mg/mL và 10 mg/mL giúp tăng đáng kể tốc độ lành vết thương ở chuột, vết thương đã co lại hoàn toàn và lông mới bắt đầu mọc ở toàn bộ khu vực bị thương trong vòng 15 ngày ở động vật được điều trị bằng chiết xuất quả Mặt Quỷ.
- Các nghiên cứu cho thấy việc dùng chiết xuất từ quả Mặt Quỷ liều cao trong thời kỳ mang thai dẫn đến nhiễm độc gan ở người mẹ hạn chế sự phát triển trong tử cung và các bất thường của thai nhi, cho thấy rằng chiết xuất từ quả thực vật có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
- Mặt Quỷ được sử dụng trong điều trị viêm, ung thư, tiểu đường, rối loạn tâm thần và nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Dịch ép từ quả Mặt Quỷ được sử dụng lâm sàng trong điều trị bệnh ung thư, cao huyết áp và thoái hóa đốt sống cổ, được sử dụng để duy trì huyết áp và giảm mức superoxide, HDL và LDL.
- Chiết xuất từ rễ Mặt Quỷ được dùng làm thuốc điều trị các vấn đề về thận và rối loạn chức năng tình dục của bệnh nhân.
- Các nghiên cứu về độc tính cho thấy rằng liều lượng gây độc ở dịch ép từ cây mặt quỷ là > 4.000 hoặc 5.000 mg/kg trong 2 tháng trở lên sẽ gây ra tác dụng độc hại đối với gan và thận. Chiết xuất etanol và nước từ rễ Mặt Quỷ hoàn toàn an toàn trong quá trình điều trị bệnh.
- Iridoids từ Mặt Quỷ thể hiện hoạt tính chống viêm phụ thuộc vào liều, có hoạt tính giảm đau đáng kể thông qua hoạt động như chất chủ vận thụ thể opioid delta và kappa, tăng hoạt tính chống oxy hóa và ức chế COX-2.
Công năng chủ trị
- Cây mặt quỷ công dụng như sau: Mặt Quỷ có tác dụng tả hỏa, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, dùng để chữa thấp khớp, nhức xương, đau lưng, chữa mụn nhọt, nấu nước tắm chữa mẩn ngứa, dị ứng. Ngoài ra Mặt Quỷ còn giúp chữa giun sán, tẩy giun sán, chữa lỵ. Mặt Quỷ có nhiều tác dụng điều trị, bao gồm kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống ung thư, trị giun sán, giảm đau, hạ huyết áp, chống viêm, và tác dụng tăng cường miễn dịch.
- Ở Hoa Kỳ, Mặt Quỷ dùng rễ để dùng như 1 thuốc xổ mạnh.
- Thuốc lá mặt quỷ được sử dụng tại Ấn Độ dùng để trị lỵ, ỉa chảy.
- Tại Trung Quốc, Mặt Quỷ dùng cả cây cắt bỏ rễ giúp cầm máu, chữa ho sốt, trị đau dạ dày, ngoại thương chảy máu, viêm gan cấp, trị đau lưng, tê thấp.
- Ơ Indonesia, Mặt Quỷ dùng để chữa đau bụng, ỉa chảy, bệnh đái đường, tê phù, bệnh về tiết niệu, lao phổi, ho, đau gan, đau ngực, chữa các vết rắn cắn, vết cắt, vết thương khác.
Một số bài thuốc có chứa Mặt Quỷ
- Mặt Quỷ chứa thấp khớp: dùng Mặt Quỷ + vỏ xà cừ + rễ cỏ xước + rễ chổi mỗi vị dùng 1g đem tất cả mang đi sắc lấy nước uống.
- Mặt Quỷ chữa chữa lỵ, giun sán, tẩy giun : 8-16 g cây mặt quỷ đem sắc uống hàng ngày.
- Mặt Quỷ chữa đau lưng, nhức xương: dùng 12-20 g Mặt Quỷ tươi đem sắc nước và uống hàng ngày.
- Mặt Quỷ chữa mụn nhọt: lá và cành Mặt Quỷ tươi đem giã nát và đắp vào chỗ bị mụn nhọt.
- Mặt Quỷ chữa mẩn ngứa, dị ứng: Mặt Quỷ tươi nấu dùng lấy nước tắm.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Mặt Quỷ . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 141. Truy cập ngày 23/12/2023.
- Đỗ Huy Bích (2006), Mặt Quỷ, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 244. Truy cập ngày 23/12/2023.
- Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Mặt Quỷ, trang 661. Truy cập ngày 23/12/2023.