Mạn Kinh Tử (Quan Âm Biển)
Tên khoa học
Mạn Kinh Tử tên khoa học: Fructus Viticis trifoliae là quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Mạn kinh (Vitex trifolia) .
Mạn Kinh Tử họ gì? Mạn Kinh Tử thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Tên khác
Mạn Kinh Tử có tên khác là Quan Âm Biển, Kinh Tử, Vạn Kim Tử, Thuốc Ôn, Đẹn Ba Lá, Thuốc Kinh.
Nguồn gốc
- Mạn Kinh là loại cây bụi lớn hay cây gỗ nhỏ thường được tìm thấy ở rải rác các vùng ven rừng, lẫn trong nhiều loại cây bụi khác. Mạn Kinh ưa ánh sáng và có khả năng chịu hạn vì vậy hệ thống rễ cọc của Mạn Kinh rất phát triển và cắm sâu xuống đất.
- Cây Mạn Kinh phân nhiều cành và được ra hoa quả đều hàng năm. Ở 1 số quốc gia ở Đông Nam Á, các nước vùng Nam Á khác. Cây Mạn Kinh gần như ra hoa quanh năm. Mạn Kinh mọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta và có hiện tượng rụng lá vào mùa đông sau đó vào mùa xuân sẽ mọc lá non. Cây có khả năng tái sinh từ hạt hay phần còn lại sau khi đã chặt đều có khả năng tái sinh từ chồi. Cây Mạn Kinh được trồng từ hạt sau 1 năm tuổi có thể cao tới gần 1m.
Đặc điểm thực vật
- Cây Mạn Kinh Tử nhỏ hay là loại cây bụi. Cành non có 4 cành và có màu xám nhạt, lông mềm, cánh già nhẫn, tròn, màu nâu. Lá kép Mạn Kinh mọc đối và có 3 lá chét lá chét hình trứng, đầu tù, gốc tròn, mép nguyên hay hơi nhọn, mặt trên nhẵn và đen lại khi khô mặt dưới phủ đầy lông trắng lá chét giữa lớn hơn, lá vò ra có mùi thơm và cuống lá đài 1-3cm.
- Cụm hoa Mạn Kinh là 1 chùy tận cùng, đôi khi có lá ở gốc có lông dày và mang nhiều xim mọc đối, mỗi xim có chứa từ 2-3 hoa lam nhạt hay tím nhạt, lá bắc nhỏ, đài hình chuông, hình dải, có lông trắng, 5 răng nhỏ đều, tràng có lông hình trị ở mặt ngoài trừ phần gốc, môi trên có 2 thùy ngắn môi dưới có 3 thùy và giữa có thùy lớn hơn hai thùy bên, nhị 4 thò ra ngoài.
- Mạn Kinh Tử là quả của cây Mạn kinh có hình dáng đặc biệt: hình cầu đường kính 5-6 mm và mặt ngoài màu nâu đỏ đen, hơi phủ 1 lớp phấn màu trắng tro. Trên đỉnh có lỗ hơi lõm xuống, cuống có đài tồn tại ½ đến ⅔ quả phía trên đài chia 5 hay 2 thùy. Vỏ ngoài mỏng, vỏ giữa xốp, vỏ trong màu xám vàng, chết nhẹ nhưng chắc. Khi đem cắt ngang Mạn Kinh Tử trông như có dầu màu trắng, có 4 ngăn, mỗi ngăn chứa 1 hạt Mạn Kinh Tử.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng là quả của cây Mạn Kinh hay còn được gọi là Mạn Kinh Tử.
Thu hái, chế biến
- Mạn Kinh Tử được thu hái vào mùa thu sau đó đem sấy hay phơi khô rồi dùng sống hoặc sao qua.
- Vỏ quả Mạn Kinh Tử gồm 2 lớp là lớp biểu bì và hạ bì. Lớp biểu bì có 1 lớp cutin khá dày và được rải rác các lông tiết hình cầu. Phần hạ bì có các tế bào dài det thành cũng khá dày. Vỏ quả giữa ở phía ngoài tế bào không đều hình bầu dục, cạnh hay hình tròn, thành, trong, phía trong tế bào dài xếp dọc và thành dày hơn.
- Vỏ quả trong có cấu tạo bởi các tế bào mô cứng hình bầu dục hay hình chữ nhật có thành rất dày và càng vào phía trong thành tế bào càng dày.
- Vỏ hạt cấu tạo bởi 1-2 lớp tế bào hình mạng.
- Nội nhũ Mạn Kinh Tử gồm 1-4 lớp tế bào hình bầu dục trong có các hạt lổn nhổn.
Tính vị, quy kinh
Mạn Kinh Tử dược liệu có tính tân, khổ, vị hàn.
Mạn Kinh Tử quy kinh phế, can, vị, bàng quang.
Thành phần hóa học
- Mạn Kinh Tử có chứa tinh dầu, trong tinh dầu có camphen, pinen, tec phenylaxetat, ditecpen ancola. Ngoài ra Mạn Kinh Tử còn có vitrine, dulcitol, casticin, vitricin, vitexicarpin, vanilic acid.
- Hạt Mạn Kinh Tử có chứa acid p-hydroxybenzoic, acid anisic, vanilin.
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
- Bản mỏng: silica gel G.
- Dung môi khai triển: cyclohexan – ethyl acetat (8:2).
- Dung dịch thử: Cất tinh dầu từ 40g dược liệu Mạn Kinh Tử bằng phương pháp cất kéo hơi nước sau đó đem pha 1 giọt tinh dầu trên với 1 ml dung dịch ether dầu hỏa có nhiệt độ 30-60 độ.
- Dung dịch đối chiếu: tương tự dung dịch thử tuy nhiên tiến hành với mẫu dược liệu Mạn Kinh Tử (mẫu chuẩn).
- Cách tiến hành như sau: Cất riêng biệt lên trên 1 bản mỏng mỗi dung dịch thử và đối chiếu 20 microlit sau đó cho triển khai chạy sắc ký trên bản mỏng bằng cách để bản mỏng khô ngoài không khí rồi phun thuốc thử vanilin-acid sulfuric (tt) sau đó đem sấy bản mỏng trong 10 phút ở 110 độ. Trên sắc ký đồ của dung dịch phải có cùng vết màu sắc và giá trị Rf với vết của chất đối chiếu.
Chất chiết được trong dược liệu
- Chất chiết được trong nước: không dưới 11,0% tính theo dược liệu khô kiệt.
- Chất chiết được trong ethanol: không dưới 7,0% tính theo dược liệu khô kiệt.
Tác dụng dược lý
Mạn Kinh Tử có tác dụng gì?
- Chất acid p-hydroxybenzoic có nòng độ 1/1000 mol/lít có tác dụng ức chế men tyrosinase 71% và acid p-anisic cùng nồng độ có tác dụng ức chế men này 34%.
- Thành phần thu được sau khi cất kéo lá mạn kinh dùng theo đường tiêm tĩnh mạch có tác dụng đối kháng với những rối loạn tuần hoàn ở liều 10mg/kg do dextran gây ra ở mắt, màng treo ruột.
Công năng chủ trị
Vị thuốc Mạn Kinh Tử giúp sơ tán phong nhiệt, khu phong thắng thấp chủ trị nhức đầu do phong nhiệt, cảm mạo, sưng đau răng lợi, đau mắt kèm theo chảy nhiều nước mắt, chóng mặt, hoa mắt, gân mạch co rút, phong thấp.
Liều dùng
Ngày dùng 5-9g thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ
Huyết hư không nên dùng.
Bảo quản
Nơi khô mát.
Một số bài thuốc có chứa Mạn Kinh Tử
Chữa thiên đầu thống
-
- Bài thuốc 1: 10g Mạn Kinh Tử + 8g Cam cúc hoa + 4g Xuyên khung + 3g Tế tân + 3g Bạch chi + 600ml nước đem sắc cạn còn 200ml thì dừng và chia thành 3 lần uống/ngày.
- Bài thuốc 2: 80g Mạn Kinh Tử + 1 lít rượu trắng (30-40 độ) đem ngâm khoảng 10 ngày trở lên sau đó uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống 10-15 ml.
Thuốc làm tóc dài, đen
Mạn Kinh Tử + mỡ gấu lấy theo tỷ lệ 1:1 rồi trộn với dấm thanh để thoa lên tóc.
Chữa sưng vú
Khi mới bị sưng vú thì dùng Mạn Kinh Tử sao giòn rồi tán nhỏ mỗi lần uống 4g bằng cách hòa với rượu rồi gạn lấy rượu uống còn bã đem đắp lên vú bị sưng.
Chữa đau mắt sưng đỏ, có màng che, chảy dử, quáng mắt
Mạn Kinh Tử, hạt muốn (sao) + hạt duôi mang + hạt mã đề + hạt ích mẫu. Các vị huốc này lấy theo tỷ lệ bằng nhau rồi tán bột làm viên uống với nước chè hoặc dùng mỗi vị 12 g rồi đem sắc lấy nước uống.
Chữa viêm tai giữa
Hoàng liên ô rô + mạn kinh mỗi vị 15 g + 9g thương nhĩ đem sắc và uống trong ngày.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Màn Kinh Tử . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 618. Truy cập ngày 19/02/2024.
- Đỗ Huy Bích (2006), Mạn Kinh, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 224. Truy cập ngày 19/02/2024.
Xuất xứ: Việt Nam