Macca (Maca)
Giới thiệu về Maca
Maca hay còn được gọi là Sâm Maca, Sâm Maca Peru. Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa Maca và loại quả Mắc ca. Sâm Maca có tên khoa học là Lepidium meyenii thuộc họ Cải (Brassicaceae).
Nguồn gốc
Maca đã được người Andean trồng và sử dụng trong hơn 1300-2000 năm ở Peru như thực phẩm và thuốc. Bắt đầu từ cuối những năm 1990, nó đã phát triển thành một loại thuốc thảo dược quan trọng ở Trung Quốc và hiện cũng được trồng rộng rãi ở đó. Maca có thể sống ở độ cao trên 4000m với điều kiện dinh dưỡng nghèo làn, nhiều sỏi đá, ánh nắng mặt trời gay gắt, gió mạnh.
Đặc điểm dược liệu
Maca là loại cây thân khảo, chúng có chiều cao từ 10-20 cm. Lá của cây đa hình, móc đan xen tạo thành một tấm thảm tròn gần mặt đất. Hoa của Mâc mọc thành cụm nhỏ ở vùng trung tâm hoặc hoa đơn mọc ở nách lá. Rễ củ là phần quý giá nhất của Maca, mọc ở dưới mặt đất, có đường kính từ 3-5cm. Màu phổ biến nhất của rễ củ là màu trắng ngà hoặc màu vàng. Gần đây, người ta đã chứng minh rằng các loại maca khác nhau (theo màu sắc) có các đặc tính sinh học khác nhau. Bộ phận rễ củ cũng đảm nhiệm vai trò giúp cây bám chắc và mặt đất, hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng để lưu trữ và phát triển, Loại cây này có thể sống ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất.
Bộ phận dùng, thu hái – chế biến
Bộ phận dùng của Maca là rễ củ, thường được thu hoạch vào thàng 5-6. Rể củ có màu từ vàng, kem, trắng, xám nhạt, đỏ, tím nhưng phần lớn màu trắng ngà hoặc màu vàng.
Sau khi thu hoạch, Maca có thể sử dụng ngay hoặc được phơi, sấy khô bảo quản dùng dài ngày. Nước ép rễ củ Maca có mùi thơm nhẹ, vị ngọt dịu, có thể dùng để uống hằng ngày giống như sinh tố. Củ Maca còn có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng cùng với các thực phẩm khác như trứng, sữa, bột…
Thành phần hoá học
Maca giàu chất xơ, một lượng lớn các axit amin thiết yếu, axit béo và các chất dinh dưỡng khác, bao gồm vitamin C, đồng, sắt và canxi.
Trong rễ củ Maca khô có chứa 13-16% protein và rất giàu axit amin thiết yếu, chất xư (10,2% protein, 2,2% lipid, 59% carbohydrate, và 8,5% chất xơ). Maca tươi chứa 80% nước và có hàm lượng sắt và canxi cao.
Ngoài ra, trong Maca còn có chứa một số chất chuyển hóa thứ cấp như macaene, macaridine, macamides và maca alkaloid. Tỷ lệ các chất chuyển hóa thứ cấp khác nhau ở các loại Maca có màu khác nhau.
Tác dụng của Maca
Tăng cường sức khỏe sinh sản
Dân bản địa tin rằng Maca có thể tăng cường sinh lực và điều trị vô sinh. Các sản phẩm có nguồn gốc từ Maca được khuyến nghị để tăng cường khả năng sinh sản, tăng cường chức năng sinh lý. Một số nghiên cứu chỉ ra, Maca có tác động tích cực trong việc cải thiện tình trạng rối loạn chức năng tình dục hoặc giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ mãn kinh khỏe mạnh hoặc nam giới trưởng thành khỏe mạnh.
Tác dụng của Maca với phụ nữ
Chiết xuất Maca được nghiên cứu trên nhóm phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh cho thấy có thể cải thiện được các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hoi, cáu gắt, đồng thời ngăn ngừa được tình trạng loãng xương cho các đối tượng này.
Maca có tác dụng gì với nam giới
Nghiên cứu trên nam giới khỏe mạnh sử dụng Maca trong 4 tuần cho thấy cải thiện đáng kể về thể tích tinh dịch, số lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Nồng độ hormone huyết thanh (LH, FSH, prolactin, estradiol và testosterone) ở nam giới không bị ảnh hưởng khi sử dụng Maca.
Bảo vệ xương khớp
Sử dụng kết hợp cây Vuốt mèo 300 mg và Maca 1.500 mg cho thấy cải thiện đáng kể tình trạng đau khớp, cứng khớp và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân thoái hóa khớp. Tác dụng này tương đương với việc điều trị bằng glucosamine sulfate.
Tăng cường năng lượng
Maca nổi tiếng với tác dụng tăng cường năng lượng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, Maca mang lại sự cải thiện về mặt thể chất không chỉ ở các vận động viên mà còn ở tất cả mọi người.
Cải thiện trí nhớ và khả năng học tập
Người bản địa ở vùng Andes miền trung Peru cho rằng việc sử dụng Maca ở trẻ em giúp cải thiện thành tích học tập. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra Maca, đặc biệt là maca đen, có tác dụng cải thiện khả năng học tập và trí nhớ.
Bảo vệ thần kinh
Nghiên cứu gần đây cho thấy các hợp chất tự nhiên có trong Maca có khả năng cải thiện chức năng nhận thức ở bệnh nhân đột quỵ. Tác dụng bảo vệ thần kinh của Maca trước đây được cho là do tác dụng chống oxy hóa của nó. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, Macamide có trong chiết xuất Maca được cho là các hợp chất hoạt tính chịu trách nhiệm cho tác dụng bảo vệ thần kinh thông qua ức chế FAAH.
Cải thiện sức khỏe làn da
Việc sử dụng chiết xuất Maca có thể ngăn ngừa tổn thương da do bức xạ UV gây ra, các nồng độ Maca khác nhau giúp ngăn ngừa tổn thương do bức xạ UVA, UVB và UVC gây ra, tránh tình trạng tăng sinh biểu bì. Một số nghiên cứu khác cho thấy Maca còn có tác động tích cực đến quá trình chữa lành vết thương bằng cách giảm số lượng bạch cầu trung tính và tăng số lượng đại thực bào.
Liều dùng – Cách sử dụng Maca
Rễ Maca có nhiều dạng chế phẩm khác nhau, chẳng hạn như viên nén, viên nang, dạng lỏng và dạng bột.
Người trưởng thành thường sử dụng rễ Maca với liều lượng hàng ngày từ 1,5 đến 3,5 gam, sử dụng bằng đường uống trong 6-16 tuần.
Tác dụng phụ của Maca
Tác dụng phụ của rễ Maca thường không phổ biến và tương đối nhẹ, có thể bao gồm các triệu chứng về đường tiêu hóa hoặc đau đầu. Một số trường hợp hiếm gặp có thể bị rối loạn kinh nguyệt, thay đổi tâm trạng, chuột rút, viêm dạ dày và mất ngủ.
Độc tính
Maca đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở Trung Andes của Peru và không có tác dụng độc hại nào được báo cáo nếu sử dụng sau khi đun sôi. Bằng chứng khác cho thấy chiết xuất nước và methanol của maca không gây độc tính với gan trong ống nghiệm. Kết quả ở chuột cho thấy các loại maca khác nhau (đen, đỏ và vàng) không có độc tính cấp tính ở liều ≤17g rễ củ Maca khô/kg cân nặng.
Tài liệu tham khảo
- Gustavo F. Gonzales (Ngày đăng: ngày 2 tháng 10 năm 2011), Ethnobiology and Ethnopharmacology of Lepidium meyenii (Maca), a Plant from the Peruvian Highlands, NCBI. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2024)n)
- Sunan Wang, Fan Zhu (Ngày đăng: ngày 22 tháng 2 năm 2019), Chemical composition and health effects of maca (Lepidium meyenii), Pubmed. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2024)n)
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Slovakia
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: USA
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Canada
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Úc