Trầu Không
Giới thiệu về Trầu Không
Cây Trầu Không có tên khoa học là Piper betle L., thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae. Loại cây này còn có tên gọi khác là Trầu, Thược tương.
Nguồn gốc
Trầu Không có nguồn gốc từ miền trung và miền đông Bán đảo Malaysia và phân bố đến Đông Phi và các nước nhiệt đới của Châu Á. Đây là một loại cây được trồng chủ yếu ở Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Thái Lan, Đài Loan, Malaysia và một số quốc gia Đông Nam Á khác nhằm mục đích thương mại và y học. Ở nước ta, cây Trầu Không được trồng phổ biến tại nhiều vùng để lấy lá ăn trầu.
Đặc điểm dược liệu
Trầu Không thuốc loại cây leo đơn tính, thân nhẵn, nó có độ cao từ 3 đến 10m tùy theo các điều kiện có sẵn để leo. Cây mang các nhánh bên dọc theo toàn bộ chiều dài của cây, mọc cách mặt đất vài mét. Tại các khớp nối, thân cây sẽ nhú lên và có sự phân nhánh và rễ phân đôi. Thân cây mập, hơi dẹt, khi còn non chúng có màu xanh lục nhạt và được điểm thêm các vệt trắng ngắn và có các sọc màu hồng. Các đốt thường đạt chiều dài khoảng 12cm và có đường kính 1,2cm.
Lá của cây Trầu Không là các phiến lá đơn, mọc so le, theo hình xoắn ốc và có cả lá kèm. Cuống lá dài từ 2–5mm, có lông và có rãnh. Phiến lá nhẵn, dai, có từ màu xanh lục đến vàng, sáng bóng, hình tim, rộng 7-8,5cm, dài 9-11 cm, gốc lá hình tim, đỉnh lá nhọn, mép lá nguyên, gân lá hình lưới, có khoảng 7-9 gân lá. Khi soi lá trên kính hiển vi sẽ thấy rất nhiều điểm chứa tinh dầu.
Hoa khác gốc mọc thành từng bông, có nách dài tới 5,5cm. Cụm hoa đực tạo thành một bông hoa đuôi sóc hình trụ rủ xuống dài 10cm và đường kính 2cm. Bông hoa cái cũng hình trụ, rủ xuống; dài 2,5-4cm và đường kính 0,5cm. Các hoa riêng lẻ rất nhỏ và đơn tính, bao gồm một cặp nhị và nhụy được đưa vào nách của mỗi lá bắc. Các lá bắc hình tròn, được sắp xếp thành một chuỗi xoắn ốc dày đặc. Cụm hoa trưởng thành có mùi thơm nồng.
Bộ phận dùng, thu hái – chế biến
Bộ phận dùng của Trầu không chủ yếu là lá, đôi khi người ta dùng cả rễ và thân. Thông thường, Trầu không được dùng tươi và chúng được thu hái quanh năm.
Thành phần hoá học
Lá Trầu không có chứa tới 0,8-1,8%, có khi người ta tìm thấy được chứa đến 2,4% tinh dầu, có mùi thơm crcozot. Các thành phần hóa học thực vật chính của tinh dầu lá Trầu Không chủ yếu là phenol và terpen. Hàm lượng phenol thay đổi theo giới tính, ở cây đực tổng lượng phenol cao gấp ba lần và hàm lượng thiocyanat cao gấp hai lần so với cây cái. Mùi thơm nồng đặc trưng của lá trầu không là do các phenol có trong chúng. Ngoài ra, trong lá Trầu không cũng có chứa tannin và các thành phần steroid.
Tác dụng dược lý
Chống ung thư
Một số nghiên cứu đã chỉ ra chiết xuất lá Trầu không rất hiệu quả trong việc ức chế ức chế khối u một phần và hoàn toàn trong cả điều trị ngắn hạn (10 ngày) và dài hạn (6 tháng). Chiết xuất lá Trầu không và các thành phần có trong nó có thể làm giảm số lượng u nhú và hiệu quả bảo vệ cao nhất được thể hiện bởi α-tocopherol và β-carotene.
Chống viêm, giảm đau
Thành phần của chiết xuất lá Trầu không đã được nghiên cứu giúp làm giảm cơn đau và tình trạng viêm lâm sàng bằng cách điều chỉnh các kênh TRPM8/TRPA1 và các con đường truyền tín hiệu opioid nội sinh. Chiết xuất lạnh của lá Trầu không cho thấy hoạt động giảm đau cao hơn chiết xuất nóng thông qua con đường trung gian qua opioid. Chiết xuất ethanol được phát hiện có hoạt tính chống viêm bằng cách điều chỉnh giảm sự tạo thành oxit nitrit.
Bảo vệ thần kinh
Chiết xuất ethanol từ lá trầu không được chứng minh có hoạt tính chống trầm cảm, cải thiện được tình trạng căng thẳng. Chiết xuất lá Piper betle cũng đã được một số nghiên cứu cứng minh là một tác nhân kháng cholinergic tuyệt vời có tiềm năng trong việc quản lý điều trị bệnh Alzheimer. Ngoài ra, chiết xuất nước của lá có thể tạo ra tác dụng hướng thần, chống lại chứng mất trí nhớ.
Chống oxy hóa
Chiết xuất từ cụm hoa của Trầu không được phát hiện có khả năng dọn sạch gốc tự do. Người ta còn tiến hành thử nghiệm sử dụng các chiết xuất dung môi khác nhau của lá Trầu không và kết quả cho thấy tất cả chiết xuất đều có khả năng chống oxy hóa tiềm tàng thông qua việc dọn gốc tự do.
Bảo vệ gan
Việc uống chiết xuất ethanol từ lá Trầu không với liều 300 mg/kg thể trọng cho thấy hoạt động cao nhất, cụ thể là giảm AST, TBARS, ALT và lipid hydroperoxide. Chiết xuất nước từ lá Trầu không được phát hiện có tác dụng làm giảm xơ gan bằng cách ức chế hoạt động của AST và ALT, làm giảm hoạt động của glutathione S-transferase tổng số (GST) và làm giảm biểu hiện của α-SMA. . Việc sử dụng chiết xuất lá Trầu không làm giảm đáng kể glutamate oxaloacetate transaminase huyết thanh (SGOT), glutamate pyruvate transaminase huyết thanh (SGPT), phosphatase axit và peroxy hóa lipid, nó cũng cải thiện CAT, SOD, GSH trong gan.
Chống loét
Chiết xuất của lá Trầu không được chứng minh có khả năng chống loét, tổn thương dạ dày do rượu bằng cách tăng độ bám dính của chất nhầy vào thành niêm mạc dạ dày và ức chế việc tăng tiết acid dạ dày.
Chống tăng đường huyết
Hiệu quả hạ đường huyết của Trầu không đã được nghiên cứu trên chuột Wistar bạch tạng bị tiểu đường do streptozotocin. Kết quả cho thấy nồng độ glucose trong máu giảm từ 205,00 mg/dl xuống 151,30 mg/dl, nồng độ hemoglobin glycosyl hóa giảm, hoạt động của fructose-1,6-bisphosphatase và glucose-6-phosphatase trong gan giảm và cũng làm tăng hexokinase gan theo chế độ phụ thuộc vào liều lượng.
Hạ lipid máu, chống xơ vữa động mạch
Chiết xuất ethanol từ lá Trầu không với liều 500 mg/kg wt và thành phần eugenol của nó với liều 5 mg/kg wt trong 7 ngày dùng thuốc đã cải thiện tình trạng tăng cholesterol máu do nồng độ TC, TG, LDL và VLDL cao.
Bảo vệ tim mạch
Việc uống chiết xuất từ lá trầu không có tác dụng điều chỉnh đáng kể huyết động của huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp động mạch trung bình và các thông số về chức năng tâm thất như khả năng co bóp và khả năng giãn nở, nhịp tim.
Kháng khuẩn, kháng nấm
Hiệu quả kháng khuẩn của thân lá trầu không đã được nghiên cứu đối với các vi khuẩn gây bệnh ở người là Staphylococcus aureus, Vibrio cholerae Ogawa, Klebsiella aerogenes và Diplococcus pneumoniae. Trong số các chiết xuất, chiết xuất etyl axetat và etanol cho thấy hoạt tính đáng chú ý, chiết xuất hexan và benzen cho thấy hoạt tính vừa phải đối với phần lớn các loại vi khuẩn.
Tinh dầu và chiết xuất ethanol từ lá Trầu không cho thấy hoạt động kháng nấm tiềm tàng đối với Candida albicans. Tác dụng của lá Trầu không với vùng kín là do khả năng chống nấm Candida albicans của dược liệu này. Hiệu quả kháng nấm tiềm tàng của tinh dầu và chiết xuất methanol của lá trầu không được tìm thấy trong C. rugosa, C. albicans, A. flavus, Saccharomyces cerevisiae, Microsporum canis, Trichophyton mentagrophytes và T. rubrum.
Công năng – Chủ trị
Dược liệu Trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi hơi hắc. No squy vào kinh tỳ, vị, phế, có tác dụng trừ hàn, tiêu đàm, hạ khí, trừ phong thấp, tiêu viêm, kháng khuẩn.
Ngoài công dụng để ăn trầu, Trầu không được sử dụng trong Đông y để điều trị tình trạng mẩn ngứa, viêm mạch bạch huyết, loét, viêm kết mạc, chàm ở trẻ em, chữa ho hen, tắc tia sữa, bong gân, viêm quanh chân răng, viêm họng, bỏng, mề đay.
Tác hại của Lá Trầu không
Uống nước lá Trầu không có hại không? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lá Trầu không an toàn ở liều cao hơn và có thể được sử dụng như một tác nhân điều trị để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Một số bài thuốc từ Trầu không
Chữa lở loét, mụn nhọt, chàm
Dùng 2-3 lá Trầu không tươi, cắt nhỏ cho vào một cốc nhỏ sau đó lấy nước sôi dội vào cho ngập lá, đợi 10-15 phút để các chất trong lá trầu thôi ra. Sau đó sử dụng nước này để rửa lên các vết thương. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.
Chữa bệnh tiêu hóa
Đau bụng lạnh, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, nôn mửa dùng 2-4g lá Trầu không nhai rồi nuốt phần nước.
Chữa bỏng
Dùng là trầu không giã nát, chắt phần nước hòa với rượu rồi bôi lên vết bỏng.
Chữa bong gân, sai khớp
Dùng 12g mỗi loại Trầu không, Cúc tần, Xạ can, 20g Nghệ vàng rửa sạch rồi giã nát, trộn thêm chút giấm, đắp lên chỗ đau, dùng gạc băng lại, cứ 2-3 ngày thay băng 1 lần.
Viêm họng, ho
Giã lá Trầu không để lấy phần nước dùng để súc miệng họng hàng ngày.
Một số câu hỏi khi dùng Trầu không
Uống nước la trầu không có tác dụng gì?
Uống nước lá trầu không có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe, bao gồm:
- Kháng khuẩn, chống viêm: Lá trầu không chứa các hợp chất có tính kháng khuẩn, giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể. Uống nước lá trầu không có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa và làm dịu các cơn đau dạ dày hoặc viêm loét.
- Giảm đau họng, viêm amidan: Nước lá trầu không cũng có tác dụng làm giảm đau họng, viêm amidan nhờ tính kháng viêm và kháng khuẩn.
- Hỗ trợ giảm cân: Một số nghiên cứu cho thấy nước lá trầu không có thể giúp hỗ trợ giảm cân nhờ vào khả năng cải thiện quá trình chuyển hóa và giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa.
- Thanh nhiệt, giải độc: Lá trầu không còn có tác dụng làm mát cơ thể, giúp thải độc tố và giảm nhiệt.
Ngâm nước la trầu không có tác dụng gì?
- Ngâm nước lá trầu không có thể giúp giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy do vi khuẩn, nấm, hoặc các bệnh về da như vảy nến, eczema. Lá trầu không có tác dụng sát khuẩn giúp làm dịu da.
- Một số người ngâm nước lá trầu không để hỗ trợ trong việc điều trị các vấn đề về nấm hoặc viêm nhiễm phụ khoa, giúp làm sạch vùng kín.
- Ngâm nước lá trầu không có thể giúp làm sạch và khử mùi hôi cơ thể, đặc biệt là mùi hôi chân, nách.
Lá trầu không và muối có tác dụng gì?
Kết hợp lá trầu không với muối sẽ làm tăng tính sát khuẩn giúp điều trị mụn nhọt, giúp giảm sưng viêm và ngăn ngừa mụn tái phát. Súc miệng với nước lá trầu không pha muối có thể giúp làm sạch miệng, giảm viêm nướu, ngừa sâu răng và khử mùi hôi miệng hiệu quả. Dùng hỗn hợp nước lá trầu không với muối ngâm rửa có thể giúp làm dịu các bệnh viêm da, ngứa ngáy và khử trùng vết thương ngoài da.
Tài liệu tham khảo
- Tác giả Protha Biswas và cộng sự (Ngày đăng: 2 tháng 5 năm 2022), Betelvine (Piper betle L.): A comprehensive insight into its ethnopharmacology, phytochemistry, and pharmacological, biomedical and therapeutic attributes, NCBI. Truy cập ngày 28 thánnhathuocngocanh.com/…/Nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-Viet-Nam-nhathuocngocanh.pdfg 12 năm 2024)n)
- Tác giả Đỗ Tất Lợi (năm 2004), Trầu không, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam trang 2019. Truy cập ngày 27/12/2024.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam