Lá Móng Tay (Móng Tay Nhuộm)
Tên khoa học
Lawsonia inermis L. thuộc họ Tử Vi (Lythraceae).
Tên khác
Lá Móng Tay hay còn có tên khác là Lá Móng, Móng Tay Nhuộm, Cây thuốc Mọi.
Nguồn gốc
Lá Móng Tay có nguồn gốc từ các vùng của Bắc Mỹ và vùng Tây Nam Á, Lá Móng Tay được trồng rải rác ở các vùng cận nhiệt đới và vùng nhiệt đới của thuộc Ấn Độ, Tây Nam Á, Bắc Phi. Ở Việt Nam, Lá Móng Tay được trồng rải rác ở các bờ rào hay ở vườn, đây là những nơi có độ ẩm cao và nhiều ánh sáng. Lá Móng Tay sinh trưởng mạnh vào mùa xuân, hè rụng lá vào mùa đông. Mùa ra hoa quả của Lá Móng Tay hàng năm và có khả năng tái sinh vô tính mạnh.
Đặc điểm thực vật
- Cây Lá Móng Tay là 1 cây nhỏ có chiều cao 3-4 mét và thân nhẵn, các đầu cành có gai. Lá Lá Móng Tay mọc đối, phiến lá đơn, cuống ngắn, phiến nhỏ, hình trứng, hai đầu dẹt nhất là về phía cuống, rộng 1-1,5cm và dài 2-3 cm. Hoa Lá Móng Tay có mùi thơm màu trắng đỏ, nhỏ, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả Lá Móng Tay có hình cầu là quả nang to bằng hạt tiêu, không nứt, ở phần cuống có đài bao bọc, có 4 cạnh dọc, 4 ngăn trong chứa nhiều hạt nhỏ, vỏ hạt dai, có góc cạnh, rất dày phía dưới xốp.
- Sau đây là hình ảnh cây lá móng:
Bộ phận dùng
Lá cây tươi hay khô được dùng, còn bộ phận rễ, hoa và thân cũng được dùng nhưng ít hơn.
Thu hái, chế biến
Lá Móng Tay có thể thu hái quanh năm.
Tính vị, quy kinh
Lá Móng Tay có vị đắng the, tính ấm.
Thành phần hóa học
- Trong Lá Móng Tay tươi có chứa các heterosid khi thủy phân cho chất lawson với hàm lượng khoảng 1%. Chất này khi kết kinh cho hình kim màu đỏ cam và ít tan trong nước lạnh nhưng lại tan nhiều trong nước nóng, dung dịch kiềm và dung môi hữu cơ cho chất nhuộm màu cam.
- Ngoài ra, Lá Móng Tay còn có tanin chiếm 7-8%, 6% chất béo, 1,2% tinh dầu và 2-3% chất nhựa, chất màu có chứa các tinh thể hình kim có phản ứng acid, để ra ánh sáng và không khí thì thấy có màu đỏ.
- Tinh dầu trong Lá Móng Tay chủ yếu là alpha và beta ionon.
- Trong các tài liệu Ấn Độ, Lá Móng Tay cò chứa lawson, acid gallic, manitol, chất béo, glucose, chất nhựa, vết alkalois, chấy nhầy. Hoa có chứa tinh dầu 0,01-0,02% và các hợp chất nito, chất nhựa.
- Hạt Lá Móng Tay có chứa nước, chất béo, protein, hydro carbon, tro, sợi.
- Thành phần acid béo của dầu Lá Móng Tay có chứa các acid behenic , arachidic, steane, palmitic, oleic, linoleic, chất màu, sáp.
- Từ vỏ cành cây Lá Móng Tay có chiết được chất naphthoquinone là 1 hydrocarrbon no, isoplumbagin.
- Chiết xuất rễ cây Lá Móng Tay có chứa sterol, tanin, lawson, laxanthon.
- Hạt Lá Móng Tay có chứa acid triterpenic.
Tác dụng dược lý
- Lá Lá Móng Tay có tác dụng kháng khuẩn in vitro đối với các chủng vi khuẩn sau: liên cầu tan máu, ogawa, các phẩy khuẩn tả inada, tụ cầu vàng, salmonella typhi, bacillus subtilis, sal paratyphi, trực khuẩn mủ xanh. Lá Lá Móng Tay cũng có tác dụng 1 số vi khuẩn khác như shigella shigae, escherichia coli, Sh. sonneim Sh, flexneri và kháng amip. Cao lá Lá Móng Tay có tác dụng hạ sốt, giảm đau, Cao cồn Lá Móng Tay và lawson từ chiết xuất lá móng tay có tác dụng ức chế hyaluronidase và chống viêm. Nước sắc Lá Móng Tay có tác dụng lợi mật, lợi tiểu cho chuột cống trắng.
- Lá Lá Móng Tay có tác dụng ức chế co thắt cơ trơn do histamin gây ra và acetylcholin gây ra ở chuột lang và gây co tử cung cô lập, tại chỗ cho thỏ hay chuột cống trắng.
- Cao cồn vỏ thân Lá Móng Tay khi dùng cho chuột cống trắng uống có tác dụng giảm nồng độ GPT, GOT huyết thanh với liều 1,5g/kg.
- Lá Lá Móng Tay có tác dụng kháng oestrogen trên chuột nhắt trắng, có tác dụng gây sảy thai, cao methanol có tác dụng gây sẩy thai ở chuột cống trắng, chuột lang, chuột nhắt trắng. Tác dụng này phụ thuộc vào liều dùng. Tỷ lệ 50% chuột cái không chửa.
- Việc sử dụng Lá Móng Tay phối hợp với lá mỏ quạ, phèn chi hay phối hợp với hoàng bá, hoàng đằng giúp điều trị vết loét cổ tử cung. Thuốc này đáp ứng yêu cầu điều trị thay đổi pH âm đạo, giúp kháng khuẩn với vi khuẩn gây bệnh trong phụ khoa, làm giảm tiết dịch, giúp mô tái tạo nhanh chóng. Nghiên cứu tiến hành cho 360 bệnh nhân lộ tuyến và viêm loét cổ tử cung cho thấy 74,5% khỏi hoàn toàn, đỡ nhiều 21,8% và 4% đỡ ít.
Công năng chủ trị
- Cây móng tay chữa bệnh gì? Lá Móng Tay có tác dụng hoạt huyết giãn gân cơm thông kinh, chữa vấp ngã tổn thương, ứ máu, chảy máu, phụ nữ kinh nguyệt không đều, vàng da, bụng to, phù thũng, tê bại, nhức mỏi, phong thấp.
- Dùng Lá Móng Tay ngoài da có tác dụng chữa ghẻ lở, nhọt độc lên mủ, sâu bọ độc cắn, rắn cắn, hắc lào.
- Campuchia dùng Lá Móng Tay để làm thuốc chữa ho, viêm phế quản, lợi tiểu. Ở Ấn Độ, Lá Móng Tay dùng để dự phòng bệnh ngoài da, nước sắc giúp trị bỏng, nhọt, vết thâm tím, viêm da. Nước sắc Lá Móng Tay súc miệng giúp trị viêm họng. Lá Lá Móng Tay có trong bài thuốc trị bệnh do nhiễm khuẩn, thiếu máu, trĩ, rò hậu môn.
- Ở Ả Rập, Lá Móng Tay còn được dùng để trị sốt, đau, thấp khớp. Ở 1 số quốc gia khác việc dùng Lá Móng Tay còn giúp trị loét, trị rối loạn chức năng gan, nấm móng, kinh nguyệt không đều và Lá Móng Tay có thể gây sảy thai.
Kiêng kỵ
Không dùng Lá Móng Tay cho phụ nữ mang thai vì có thể gây sảy thai.
Liều dùng
Ngày dùng 8-20g Lá Móng Tay dưới dạng thuốc sắc.
Một số bài thuốc có chứa Lá Móng Tay
- Chữa kinh nguyệt không đều, chậm kinh:
- Bài thuốc 1: 20g Lá Móng Tay + 8g hoa chổi xuể, tất cả đem thái nhỏ phơi khô rồi sắc với 400ml đến khi còn 100ml nước thì dừng và uống 2 lần/ngày. Phụ nữ có thai không được dùng vì có thể gây sảy thai.
- Bài thuốc 2: 20g Lá Móng Tay + 15g hồi đầu sắc rồi uống.
- Chữa bế kinh để tránh thụ thai: 50g Lá Móng Tay + 40g ích mẫu + 30g nghệ đen tất cả đem sắc uống 1 thang mỗi ngày trong 3 ngày liên tục sau khi giao hợp hay trước kỳ kinh 3 ngày đến khi thấy kinh mới thôi.
- Chữa sưng tấy: 10g Lá Móng Tay + 12g ngải cứu + 12g huyết giác + 10g tô mộc + 8g nghệ tất cả đem sắc uống.
- Chữa sưng gan: 30g Lá Móng Tay + 15-20g mỗi vị sau dành dành, huyền sâm, mộc thông, ích mẫu. Tất cả đem sắc uống.
- Chữa nấm da gây lở ngứa kẽ chân hay bàn chân:
- Bài thuốc 1: 100g Lá Móng Tay đem rửa sạch sau đó giã nát với 1 ít muối rồi đắp lên vùng da bị bệnh rồi băng lại. Nên đắp vào buổi tối để tránh hoạt động nhiều, nên thay thuốc hàng ngày trong 1 tuần đầu. Đến tuần thứ 2 thì cứ 2 ngày đắp 1 lần và tuần thứ 3 là 3 ngày đắp 1 lần, Khi bớt bong da, lở ngứa thì bôi nhựa lá lô hội và đắp lá thuốc bỏng hoặc bôi dầu gấc vào.
- Bài thuốc 2: Lá Móng Tay + lá bạch hạc + lá phèn đen + lá tràm bầu mỗi vị lấy 100g rồi đem giã nát và ngâm trong 100ml rượu trắng sau đó dùng tăm bông tẩm thuốc bôi 2-3 lần lên vùng da bị bệnh trong 1 ngày.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Lá Móng Tay. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 105. Truy cập ngày 15/12/2023.
- Đỗ Huy Bích (2006), Lá Móng, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 130. Truy cập ngày 15/12/2023.