Lá Bàng
Tên khoa học
Bàng có tên khoa học là Terminalia catappa L. thuộc họ Bàng Combretaceae
Nguồn gốc
Lá Bàng có nguồn gốc từ cây bàng. Cây bàng được trồng nhiều khắp nơi trong nước ta được dùng chủ yếu để lấy bóng mát. Nhiều người cho rằng cây bàng vốn không có ở Việt Nam mà được di cư từ Moluques vào.
Đặc điểm thực vật
- Lá Bàng có nguồn gốc từ cây bàng. Cây bàng là 1 loại cây to có chiều cao lên tới 25m, cành của cây mọc thành vòng thành các tán xòe ra như cái lọng.
- Lá Bàng có hình thìa, đầu tròn, mặt dưới có lông hung nhạt, mặt trên nhẵn, phiến lá dài 20-30cm và rộng 10-13cm
Thu hái, chế biến
Lá Bàng được thu hái chủ yếu vào mùa xuân, hạ, vì mùa thu và đông là mùa lá khô và rụng.
Thành phần hóa học
Lá Bàng có chứa tanin, saponin, phytosterol, flavonoid.
Tác dụng của Lá Bàng
- Uống nước Lá Bàng có tác dụng gì? Chiết xuất Lá Bàng được chứng minh có tác dụng gây tăng huyết áp trong quá trình dùng Cyclosporine, chống oxy hóa và chống lão hóa,
- Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lá bàng thể hiện các hoạt động kháng khuẩn, chống ung thư, chống oxy hóa, bảo vệ gan, chống viêm, chống tiểu đường.
- Lá Bàng có tác dụng chống lại vi khuẩn Helicobacter pylori, phòng ngừa và chữa trị bệnh loét dạ dày cấp tính và mãn tính.
- Ngoài ra Lá Bàng cũng giúp giảm triệu chứng bệnh phụ khoa giúp kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm vi khuẩn,.. gây bệnh vùng kín, cải thiện triệu chứng viêm phụ khoa.
- Lá bàng cũng giúp giảm một số triệu chứng ngoài da như viêm da cơ địa, ghẻ, giúp hỗ trợ giảm sâu răng, chữa phong tê thấp.
Công dụng của nước Lá Bàng
Lá Bàng được dùng làm thuốc sắc giúp chữa cảm sốt giúp ra mồ hôi. Lá Bàng cũng được giã nát và xào nóng sau đó chườm, đắp lên nơi đau nhức giúp giảm đau.
Một số bài sản phẩm có chứa Lá Bàng
Lá Bàng được dùng khá phổ biến hiện nay trong các sản phẩm như Genie Tea Tree Oil 100ml, Hidem Pro Cream, Fukaboshi, Nano Fast,…
Nghiên cứu về Lá Bàng
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng phòng ngừa và chữa lành tổn thương của dịch chiết lá bàng với các tổn thương dạ dày do thiếu máu cục bộ và tổn thương tái tưới máu trong niêm mạc dạ dày của chuột.
Phương pháp: Sử dụng động vật thí nghiệm là chuột, cho dùng chiết xuất lá bàng với liều 30, 100 và 300 mg/kg qua đường uống. Sau khi điều trị, dạ dày của chuột được đem đo diện tích tổn thương, các thông số glutathione khử, oxy hóa khử superoxide dismutase, catalase, malondialdehyde và các thông số gây viêm hoạt động của interleukin 1β, MPO và yếu tố hoại tử khối u α.
Kết quả: Việc dùng chiết xuất lá bàng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tình trạng nặng thêm của tổn thương cấp tính 38% so với nhóm đối chứng. Sau ba ngày điều trị bằng chiết xuất lá bàng 30 và 100 mg/kg giúp làm giảm đáng kể diện tích tổn thương .
Kết luận: Ba ngày điều trị bằng chiết xuất lá bàng có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành các tổn thương do thiếu máu cục bộ và tổn thương tái tưới máu gây ra ở chuột.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Bàng . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 201. Truy cập ngày 02/01/2025.
- Felix Abayomi Dada 1, Sunday Idowu Oyeleye (2021), Extracts from Almond (Terminalia catappa) leaf and stem bark mitigate the activities of crucial enzymes and oxidative stress associated with hypertension in cyclosporine A-stressed rats, pubmed. Truy cập ngày 02/01/2025.
- Rie Ohara 1, Larissa Lucena Périco 2, Vinicius Peixoto Rodrigues (2020), Terminalia catappa L. infusion accelerates the healing process of gastric ischemia-reperfusion injury in rats, pubmed. Truy cập ngày 02/01/2025.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt nam