Kim Tiền Bạch Hoa Xà
Danh pháp
Tên khoa học
Bungarus multicinctus Blyth (Cạp nia bắc), họ Rắn hổ (Elapidae).
Tên khác
Rắn mai gầm bạc, rắn khoang đen trắng, bạch hoa xà, rắn hổ khoang, rắn vòng bạc
Nguồn gốc
Kim tiền bạch hoa xà là gì? Kim tiền bạch hoa xà là xác khô của con non cạp nia Bắc. Loài này có quan hệ gần với rắn hổ mang nhưng cũng có chút liên quan với rắn biển được nhà sinh vật học Edward Blyth mô tả lần đầu vào năm 1861.
Kim tiền bạch hoa xà có ở đâu? Về khu vực phân bố, chúng chủ yếu sinh sống ở Đài Loan, Myanma, miền Nam Trung Quốc (Hải Nam, Hong Kong), miền Bắc Việt Nam, Lào, Thái Lan. Tuy có thể tìm thấy ở độ cao 1.500m nhưng bạch hoa xà thường gặp nhiều ở khu đất ẩm thấp vùng cận nhiệt đới hoặc đầm lầy. Chúng hay xuất hiện ở các vùng cây bụi, rừng ngập mặn, đồng lúa hoặc sông suối mương rạch. Ngoài ra, cạp nia Bắc còn có thể sinh sống ở các ngôi làng, khu vực ngoại thành nên khả năng con người chạm trán chúng là khá cao.
Đặc điểm
Kim tiền bạch hoa xà có hình dạng cuộn tròn đường kính từ 3 – 6cm, màu đen trắng xen kẽ. So với khoanh đen, màu trắng sẽ có phạm vi hẹp hơn chiều rộng không quá 1 vảy trên lưng. Phần bụng có màu trắng bởi khoanh đen không vòng xuống phía dưới.
Kim tiền bạch hoa xà có mùi hơi tanh, vị mặn nhẹ.
Đặc điểm dược liệu: Hình dạng cuộn tròn; đường kính của cuộn là 3 – 6cm, có màu đen trắng xen kẽ. Mùi: hơi tanh. Vị: hơi mặn. Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng hoàn chỉnh từ đầu đến đuôi, có thịt màu trắng hơi vàng, đường kính cuộn nhỏ.
Cách bắt và chế biến
Kinh nghiệm là lấy một ít đất trong hang ra xem, nếu thấy nhẵn tức là có rắn. Lúc này bạn tiếp tục đào để bắt rắn. Ngược lại nếu đất trong hang trong nhẵn, khô mốc thì tức là rắn đã đi. Rắn bắt về thường mổ lấy mật bán, thịt xương ngâm rượu hoặc chế biến món ăn như các loài động vật khác.
Sau khi mổ bụng loại bỏ nội tạng, phần xác rắn được làm sạch, ngâm trong rượu sau đó cuộn lại thành hình tròn, giữ cố định và sấy khô. Như vậy, chúng ta đã có vị thuốc kim tiền bạch hoa xà vô cùng quý hiếm.
Thành phần hóa học
Kim tiền bạch hoa xà là xác khô của con non loài rắn cạp nia Bắc với thành phần hóa học như sau:
- Chứa Oxit titan và oxyd kẽm, là những màng da mỏng hơi trong nổi rõ lớp vảy thường bị ép bẹp nhăn nhúm thậm chí bị rách.
- Mặt trên màn xám bạc óng ánh, có vảy mỏng còn mặt dưới trắng ngà hoặc hơi vàng.
- Thể nhẹ lỏng, chất hơi dẻo, trơn nhẵn dễ bị rách, bóp nhẹ cho tiếng lao xao.
Tác dụng dược lý
Kim tiền bạch hoa xà có tác dụng gì? Chúng có tác dụng trong việc khử phong, sát trùng, tan mộng, trị đau cổ họng, lở ghẻ và chứng động kinh nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
Tính vị – Quy kinh
Theo y học cổ truyền, xác rắn có vị ngọt, mặn hơi tanh, tính bình không độc vào can kinh.
Công năng – Chủ trị
Kim tiền bạch hoa xà chữa bệnh gì? Kim tiền bạch hoa xà được sử dụng cho quá trình chữa trị các bệnh phổ biến sau:
- Chữa viêm họng hiệu quả.
- Trị nhọt cứng rắn không có mủ.
- Chữa ướt rốn ở trẻ nhỏ.
- Trị bệnh tổ đỉa.
- Chữa đầu vú bị nứt ở phụ nữ
Liều dùng – Cách dùng
Tùy vào cơ thể từng người cũng như bệnh cần điều trị, liều lượng sử dụng kim tiền bạch hoa xà sẽ khác nhau. Thông thường ngày dùng 6 – 12g dưới hình thức thuốc sắc hoặc đốt cháy tán bột sử dụng. Bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc để có cách dùng phù hợp.
Kiêng kỵ
Phụ nữ có thai không được dùng kim tiền bạch hoa xà.
Bảo quản
Ngoài sử dụng tươi, bạn có thể mang xác con non loài cạp nia Bắc sấy khô dễ dàng trong việc bảo quản. Đảm bảo môi trường khô thoáng không ẩm thấp để giữ tốt nhất tính vị của kim tiền bạch hoa xà.
Một số bài thuốc
Chữa viêm họng
Xác rắn lột cho vào ống tre, đốt lấy khói xông cho vùng cổ họng.
Trị nhọt cứng không mủ
Kim tiền bạch hoa xà cắt nhỏ, sao tán thành bột rồi tẩm với rượu, đắp vào vùng bị nhọt.
Chữa ướt rốn ở trẻ nhỏ
Xác rắn đốt thành tro rồi rắc vào phần rốn của trẻ. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng để chữa chốc mép.
Trị đầu vú bị nứt nẻ ở phụ nữ
Xác rắn 100g đốt tán thành bột mịn, 100g nghệ vàng để tươi thái lát mỏng cho dầu vừng vào tán khô bỏ bã. Sau đó bạn trộn đều với bột xác rắn bôi hàng ngày sẽ khỏi.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Huy Bích (2006), kim tiền bạch hoa xà, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 1191.
- Đỗ Tất Lợi (2006), kim tiền bạch hoa xà, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 988.