Kim Ngân Hoa (Nhẫn Đông/Sơn Ngân Hoa)
Danh pháp
Tên khoa học
Lonicera Japonica Thunb thuộc họ Caprifoliaceae (Cơm cháy)
Tên khác
Ngân hoa, song hoa, cây vàng bạc, nhẫn đông, sơn ngân hoa, Boóc kim ngần (Tày), hừa giang khằm (Thái),…
Nguồn gốc
Kim ngân hoa tên khoa học là Lonicera Japonica, phát triển mạnh ở các vùng núi phía Bắc, điển hình như: Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng,… Ngoài mọc hoang dại, loài cây này cũng được trồng ở nhiêu nơi nhằm cung cấp nguyên liệu làm thuốc. Phần hoa và dây kim ngân sẽ được sử dụng trong điều chế thuốc.
Đặc điểm thực vật
Cây kim ngân có hoa không? Kim ngân hoa phát triển theo thành từng bụi, dạng thân leo dài từ 9 – 10m rỗng bên trong:
- Thân kim ngân: To như chiếc đũa có màu xanh khi còn non và dần dần chuyển sang hơi đỏ nâu. Thân cây có vân chạy dọc, đôi khi còn xuất hiện lông.
- Lá cây kim ngân hoa: Mọc đối xứng hình bầu dục, bề ngang rộng từ 2 – 3cm, dài khoảng 7.5cm. Lá kim ngân xanh quanh năm không bị rụng kể cả mùa đông.
- Nụ hoa kim ngân: Mùa hoa thường bắt đầu từ tháng 3 – 5. Phần nụ hình gậy, hơi công có chiều dài khoảng 2.5cm sau đó nở thành hoa từ màu trắng dần dần chuyển qua vàng. Hoa kim ngân mọc xen kẽ theo từng cặp với kích thước khoảng 4 – 5cm. Bên cạnh tính thẩm mỹ cao, hoa kim ngân còn có mùi thơm ngát quyến rũ.
- Quả kim ngân hoa: Hình cầu mọng màu đen, đường kính dài từ 3 – 4cm có chứa ít hạt. Mùa quả thường rơi vào tháng 6 – 8.
Bộ phận dùng – Thu hái – Chế biến
Quả kim ngân hoa bắt đầu chín đều vào cuối tháng 8 tuy nhiên phải đợi đến giữa tháng 10 chúng ta mới có thể thu hoạch. Chúng có màu đỏ sâm, hương vị ngon nhất sau đợt sương giá đầu năm, chua ngọt, chát nhẹ, ít đắng.
Quả chín sẽ bị mất nước nếu chúng bị hái riêng lẻ. Do đó, cách thu hái chuẩn nhất đó chính là cắt cả chùm bằng máy tỉa. Bạn nên ưu tiên thu hoạch trong điều kiện thời tiết khô ráo. Để sử dụng làm vị thuốc, chúng được sấy khô thuận tiện cho quá trình bảo quản (Kim ngân hoa khô).
Đặc điểm dược liệu: Nụ hoa hình quả trám, phần trên dày, phần dưới mỏng, hơi cong. Bên ngoài màu trắng vàng hoặc trắng xanh (màu sẫm dẩn theo thời gian bảo quản). Hoa mới nở có tràng hình ống, cánh hình môi. Mùi: thơm thanh mát. Vị: nhạt, hơi đắng.
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng chủ yếu là nụ hoa, màu nhạt, chất mềm, mùi thơm thanh mát.
Thành phần hóa học
- Thân cây chiết xuất ra nhiều dược chất: Luteolin, Tannin, Inositol, b-Sitosterol-D-Glucoside, b-Sitosterol, Isochlorogenic acid, Stigmasterol, Chlorogenic acid, Stimasteryl-D-Glucoside, Ginnol.
- Lá kim ngân chứa: Loganin
- Phần hoa chứa: Scolymozid (Lonicerin) cùng 1 vài loại Carotenoid (Cryptoxantin, S Caroten, Auroxantin).
Tác dụng dược lý
Kim ngân hoa có tác dụng gì? Dựa trên kết quả nghiên cứu dược lý, kim ngân hoa còn có những tác dụng sau:
- Kháng khuẩn: Ức chế mạnh đối với trực khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn, não cầu khẩu,… cùng một số loại nấm ngoài.
- Tạo hưng phấn trung khu thần kinh: Có cường độ bằng 1/6 so với tác dụng của việc uống cà phê.
- Chống viêm, giải nhiệt, giảm chất xuất tiết và có khả năng tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
- Hạ cholesterol trong máu, tăng bài tiết dịch vị và mật kèm theo tác dụng lợi tiểu.
- Có khả năng cải thiện tình trạng loét giác mạc, kết mạc viêm mạn, tăng tác dụng thu liễm.
Tính vị – Quy kinh
Vị thuốc kim ngân hoa có vị ngọt, tính hàn, quy kinh phế vị tâm tỳ đại tràng.
Công năng – Chủ trị
Kim ngân hoa chữa bệnh gì? Theo Y học cổ truyền:
- Thanh nhiệt giải độc: Có khả năng làm mát cơ thể, loại bỏ các độc tố tích tụ bên trong cơ thể, điều trị hiệu quả các triệu chứng nhiệt động như: Sốt nóng, sởi,…
- Kháng khuẩn, chống viêm: Giúp cơ thể chống lại các loại virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch.
- Tốt cho gan thận: Hỗ trợ quá trình hoạt động của gan thận, hạn chế tình trạng làm việc quá tải đẩy lùi các bệnh lý liên quan nhưng cần kết hợp với các loại thảo dược khác.
- Tốt cho đường huyết: Uống nước kim ngân hoa giúp tăng lượng đường cho người có triệu chứng đường huyết thấp.
- Hỗ trợ điều trị bệnh về mắt: Sử dụng kim ngân hoa sẽ giúp các bệnh lý về mắt nhanh được cải thiện đặc biệt là xuất huyết võng mạc.
- Chống oxy hóa: Các chất oxy hóa chứa trong kim ngân hoa có khả năng chống lại gốc tự do gây hại cho tế bào, làm giảm quá trình lão hóa da.
- Trị lỵ trực khuẩn: Dùng độc vị hoặc kết hợp thêm một số thảo dược khác như bạch đầu ông, hoàng cầm, hoàng liên.
Liều dùng
Tùy vào bệnh nhân và tình trạng sức khỏe cụ thể, liều lượng sử dụng sẽ được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp. Trước khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để vị thuốc phát huy công dụng tốt nhất.
Lưu ý
Kim ngân hoa có tính hàn nên khi sử dụng trong thời gian lâu dài hoặc liều lượng cao sẽ khiến hệ thống tiêu hóa bị đình trệ gây ra một vài triệu chứng như: Đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi. Đôi khi bạn có thể bị tình trạng tiêu phân lỏng nên cần chú ý.
Bảo quản
Để bảo quản cây kim ngân hoa được lâu mà không cần nấu trong điều kiện phòng thì phải sấy khô. Nếu có thời gian và không gian, các bàn chải đã thu thập được đặt trên giấy sạch, trong bóng râm, có giấy nháp, phủ băng gạc và định kỳ lật lại. Quả thành phẩm khô và nhăn nheo.
Một số bài thuốc
Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn
Chuẩn bị:
- Kim ngân hoa 16g, ngân trần 20g, cam thảo 4g.
- Mộc thông, đại phúc bì, hoạt thách, hoàng cầm: Mỗi loại 12g.
- Trư linh, phục linh, đậu khấu: Mỗi loại 8g.
Bạn đem sắc uống với liều lượng mỗi ngày 1 tháng chắc chắn sẽ có biến chuyển tốt.
Trị mụn nhọt, lở ngứa
Tiến hành sắc 20g hoa kim ngân + 12g cam thảo sắc lấy nước uống. Bên cạnh đó, bạn dùng hoa kim ngân tươi trộn với rượu đắp bên ngoài vết mụn nhọt, lở ngứa.
Bạn cũng có thể sử dụng 6g hoa + 12g lá và cành kim ngân sắc với 100ml cô đặc còn 10ml rồi cho thêm 4g đường. Sau đó, cho vào ống hàn kín, thực hiện hấp tiệt trùng để bảo quản. Nếu dùng ngay, bạn không cần đóng ống, chỉ cần đôi sôi 15 phút rồi uống.
Chữa sốt xuất huyết
- Chuẩn bị: Kim ngân hoa 2g, hoa hòe 16g, rễ cỏ tranh 2g, cỏ nhọ nồi 16g, hoàng cầm 12g, liên kiều 12g, chi tử 8g.
- Cách dùng: Bạn thực hiện sắc lấy nước uống.
- Liều lượng sử dụng: Mỗi ngày 1 thang.
Chữa bệnh sởi
Sử dụng kim ngân hoa tươi + cỏ ban mỗi loại 30g. Bạn tính hành giã nhỏ, hòa với 100ml nước đun sôi để nguội rồi lọc bã lấy nước uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể phơi khô sắc uống nước.
Trị cảm cúm
- Bài thuốc 1: Sử dụng 6g hoa kim ngân + 3g cam thảo sắc cùng 200ml cho đến khi cô đặc còn 100ml. Thực hiện chia thành 2 – 3 phần uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: 4g kim ngân, 3g tía tô, 3g king giới, 3g cam thảo đất, 3g sài hồ nam hoặc cúc tần, 2g mạn kinh, 3 lát gừng. Bạn tiến hành sắc lấy nước uống. Trường hợp tỳ vị hư hàn, bạn cần thận trọng bởi có thể bị tiêu chảy, cần giảm bớt liều lượng.
Trị viêm khớp thấp
Chuẩn bị:
- 20g kim ngân hoa, 8g thương truật, 40g thạch cao, 6g quế chi.
- 12g cho mỗi loại: Hoàng bá, phòng kỷ, ngạnh mễ, tri mẫu, tang chi.
Tiến hành sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. Bạn kiên trì uống đều đặn chắc chắn bệnh sẽ có cải thiện.
Chữa viêm ruột thừa
120g kim ngân, 80g đương quy, 80g huyền sâm, 40g địa du, 40g mạch môn, 12g cam thảo, 16g hoàng cầm, 12g cam thảo, 12g ý dĩ nhân. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các vị thuốc, bạn thực hiện sắc nước, để nguội rồi uống mỗi ngày 1 thang.
Trị bệnh vảy nến
- Nguyên liệu: 16g kim ngân hoa, 16g liên kiều, 8g ngưu bàng tử, 12g kinh giới, 6g bạc hà, 8g trúc diệp, 12g bồ công anh, 8g quả ké, 12g thổ phục linh, 8g hạ khô thảo.
- Cách thực hiện: Sắc nước uống, ngày 3 lần cách bữa ăn 30 phút, 2 ngày 1 thang.
Trị đau họng quai bị
- Chuẩn bị 16g kim ngân hoa, 12g trúc diệp. 12g liên kiều, 8 cát cánh, 12g ngưu bàng tử, 8g kinh giới tuệ.
- Thực hiện sắc nước uống mỗi ngày 1 tháng dùng đều cho đến khi hết bệnh.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Huy Bích (2006), kim ngân hoa, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 106.
- Đỗ Tất Lợi (2006), kim ngân hoa, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 90.
- Phạm Hoàng Hộ (1999), kim ngân hoa, Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, Hà Nội, tập 2, trang 883.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Dưỡng Da
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam