Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Keo Giậu (Keo dậu)

Ds. Đặng Mai Hương – Nhà thuốc Ngọc Anh – Dược liệu Keo Giậu

Nguồn: Sách Nhận thức cây thuốc và dược liệu 

Tên khác

Bình linh, Quả giun.

Tên khoa học: Leucaena leucocephaỉa (Lam.) De Wit., Fabaceae (họ Đậu).

Mô tả cây

Dược liệu Keo giậu
Dược liệu Keo giậu

Cây nhỏ cao tới 5 m. Lá kép lông chim hai lần, lá chét hình liềm, gần như không cuống.

Cụm hoa hình đầu tròn ở nách lá, màu trắng. Quả đậu dẹt màu xanh khi chín có màu nâu. Bên trong quả có 15-20 hạt dẹt, nhẵn, cứng màu nâu sẫm.

Phân bố, sinh thái

Cây có nguồn gốc châu Mỹ. Ở nước ta trồng nhiều nơi.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Hạt (Semen Leucaenae leucocephalaè). Thu hái quả chín vào mùa hè, thu đập lấy hạt, phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Hạt có chất béo (acid béo: linoleic, oleic), tocopherol.

Lá chứa tannin, protein, caroten, flavonoid, alkaloid độc (leucenin, mimosin).

Tác dụng dược lý

Có tác dụng diệt giun đũa.

Công dụng và cách dùng

Trị giun, dùng hạt rang đến khi nở, tán bột mịn, uống vào 3 buổi sáng liên tiếp lúc đói. Không phải dùng thuốc xổ; có thể phối họp với hạt Sử quân tử.

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.