Kê Nội Kim (Màng Mề Gà)
Danh pháp
Tên khoa học
Gallus domesticus Brisson thuộc họ Phasianidae
Tên khác
Màng mề gà Đông y gọi là gì? Màng mề gà, kê hoàng bì, kê tố tử
Loài Gallus gallus domesticus Brisson (Gà), họ Trĩ (Phasianidae)
Nguồn gốc – Bộ phận dùng
Kê nội kim là thuốc gì? Kê nội kim là lớp màng màu vàng nằm ở mặt trong của mề gà.
Đặc điểm
Trong quá trình chế biến, phần mề gà sẽ được mổ ra bóc lấy lớp màng bên trong. Lúc này, bạn tiến hành rửa sạch phơi khô để làm dược liệu thuốc chữa bệnh.
Loại màng tốt đạt chất lượng sẽ có màu vàng nâu, bề mặt nhiều nếp nhăn dọc, giòn dễ vỡ vụn với vết bẻ có cạnh bóng. Màng mề gà thường dài khoảng 3.5cm, rộng 3cm, dày 5mm và khi sấy lửa sẽ phồng lên.
Thu hái – Chế biến
Kê nội kim được sử dụng ở dạng sống hoặc sấy sao khô với Cách chế biến màng mề gà làm thuốc như sau:
- Sao màng mề gà: Sau khi bóc tách màng mề gà, bạn rửa sạch rồi rang với cát cho đến khi phồng lên, lấy ra để nguội.
- Thố kê nội kim: Màng mề gà sau khi rửa sạch, sao phồng lên phun giấm rồi phơi khô. Tỷ lệ 100kg màng mề gà dùng 15 lít giấm.
Khi sử dụng, người ta sẽ lựa chọn loại khô sạch không có tạp chất, nguyên cái hoặc bổ đôi không vụn nát.
Thành phần hóa học
Mề gà có chất gì? Ventriculin, pepsin (lượng rất nhỏ), keratin, 17 loại amino acid, Ammonium vitamin B1, chloratum, vitamin B2…
Tác dụng dược lý
Lớp trong của mề gà có tác dụng gì? Theo y học hiện đại, màng mề gà có những tác dụng dược lý cụ thể sau:
- Hỗ trợ tiêu hóa: Thuốc có khả năng tăng dịch vị, hàm lượng acid, tăng độ co bóp của dạ dày, làm hưng phấn thần kinh cơ của thành dạ dày. Khả năng tiêu hóa tăng chậm như kéo dài.
- Gia tăng bài tiết chất phóng xạ bởi kê nội kim có chứa hoạt chất Ammonium Chloratum.
Tính vị – Quy kinh
Đối với y học cổ truyền, màng mề gà có vị ngọt, tính bình quy kinh tỳ, bàng quang và vị.
Công năng – Chủ trị
Mề gà chữa được bệnh gì? Dựa trên nghiên cứu, kê kim nội có những công năng sau:
- Chữa chứng trường đầy, nôn mửa, viêm ruột già, tiểu tiện ra máu, trị lỵ.
- Hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, ứ trệ thức ăn, chướng đại tràng, chướng bụng khi sử dụng kết hợp màng mề gà với mạch nha, sơn tra.
- Kết hợp kê nội kim với sơn dược, phục linh, bạch truật có khả năng cải thiện trình trạng trẻ em suy dinh dưỡng.
- Màng mề gà dùng kèm kim tiền thảo, hải kim sa trị sỏi bàng quang và sỏi đường tiết niệu.
Liều dùng – Cách dùng
Tùy vào mục đích sử dụng, kê nội kim sẽ được dùng theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để đạt được công dụng tối đa.
Theo Trung dược học, màng mề gà nên sao khô tán bột uống sẽ tốt hơn khi dùng thuốc sắc với liều lượng 6 – 12g.
Kiêng kỵ
Những ai không nên ăn mề gà?
Tránh sử dụng kê nội kim khi không bị tình trạng tích trệ.
Hiện nay chưa có thông tin đầy đủ về việc dược liệu có ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và đang trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bảo quản
Dược liệu dễ bị vụn nát và bị mối mọt làm hỏng. Do đó, bạn cần bảo quản kê nội kim ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để vật nặng đè vào.
Một số bài thuốc
Kinh nghiệm dân gian có rất nhiều bài thuốc hay sử dụng từ dược liệu này, cụ thể như:
Trị chứng cam tích, đầy bụng, chán ăn
- Bài 1: Màng mề gà sao khô 60g, tán bột. Bạn lấy 4 – 6g pha với nước cơm hoặc nước sôi ấm dùng ngày 2 lần.
- Bài 2: Kê nội kim 12g, chích miết giáp 30g, sơn giáp 6g. Tất cả các nguyên liệu sao khô tán bột, lấy 1.5 – 3g pha nước uống, ngày 1 lần.
Chữa chứng tiêu chảy lâu ngày
Dược liệu cần chuẩn bị: 60g mỗi loại bạch truật, màng mề gà, can khương đem tán thành bột mịn rồi trộn đều với 240g đại táo nhục đã chưng chín. Sau đó tiến hành làm bánh sấy khô, ngày uống 2 lần, mỗi lần 2g.
Trị viêm đại tràng mạn tính
Bạch truật, kê nội kim mỗi vị 10g tiến hành tán thành bột mịn trộn đều với nhau. Ngày uống 2 lần, mỗi lần liều lượng 4 – 6g.
Chữa bệnh sỏi tiết niệu
Cam thảo, hoạt thạch mỗi vị 30g, hòa tiêu 10g, màng mề gà 10g. Sao khô tán thành bột mịn, ngày dùng kê nội kim chữa sỏi thận 2 lần sáng và tối, mỗi lần 2 – 6g.
Trẻ chán ăn, chướng bụng
- Bài 1: 30g kê nội kim rửa sạch phơi khô sao vàng rồi tán thành bột mịn, trộn cùng đường, uống ngày 3 lần. Trẻ dưới 3 tuổi liều lượng mỗi lần uống 0.5g còn từ 3 – 5 tuổi sử dụng 1g/lần, từ 6 tuổi dùng 1.5g/lần.
- Bài 2: Màng mào gà 6g làm sạch, lươn 1 con làm sạch cắt khúc. 2 nguyên liệu cho chung vào 1 bát, thêm gia vị chưng chín cho trẻ ăn nóng ngày 1 lần.
Nếu trẻ có hệ tiêu hóa kém, bạn sử dụng 100g gạo tẻ nấu cháo. Màng mề gà 15g rửa sạch sao phồng tán bột rồi cho vào cháo, thêm gia vị, ăn 1 – 2 lần/ngày.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bột kê nội kim 4g, bột mai mực 4g, bột gạo nếp rang 2g, bột cam thảo 0.2g. Trộn đều thành 1 gói thuốc kê nội kim chữa đau dạ dày với liều dùng ngày 2 gói.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Huy Bích (2006), kê nội kim, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 1115.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam