Kê Huyết Đằng (Huyết Đằng)
Tên khoa học
Spatholobus suberectus Dunn (Kê huyết đằng), họ Đậu (Fabaceae).
Nguồn gốc
Dây leo khô của loài Spatholobus suberectus Dunn (Kê huyết đằng), họ Đậu (Fabaceae).
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Quảng Tây, Quảng Đông và Vân Nam.
Thu hái và chế biến
Thu hái vào mùa Thu – Đông, bỏ cành và lá, cắt thành từng lát mỏng rồi đem phơi nắng.
Tính vị, quy kinh
Vị đắng chát, tính ôn vào kinh Can, thận
Tác dụng
Bố huyết, hành huyết, thông kinh hoạt lạc
Đan sâm bề ngoài màu đỏ vị đắng tính lương-, Kê huyết đằng bề ngoài cắt ra có chất nhựa màu đỏ, vị đắng tính ôn. Đan sâm và Kê huyết đằng đều có tác dụng hoạt huyết, đẩy huyết ứ sinh huyết mới nên có thể coi là vừa hoạt huyết vừa bổ huyết. Tuy nhiên như đã nói Đan sâm đa tác dụng hơn và xu hướng hành trong huyết mạch, có hành ở cả kinh lạc nhưng xu hướng trong huyết mạch là chủ yếu. Còn kê huyết đằng ít tác dụng hơn, nhưng chủ yếu hành huyết ở kinh lạc, và đây là tác dụng đặc trưng của kê huyết đằng.
Kê huyết đằng có tác dụng bồ huyết tuy nhiên không bổ ở bất kỳ tạng nào cả mà chỉ hoạt huyết ở ngoài kinh lạc. Nghĩa là phạm vi hoạt động của nó là chủ yếu ở ngoài kinh lạc, cụ thể ở đây chính là ở cân và cốt, do đó mà theo qui kinh nó được xếp vào kinh can và kinh thận (can chủ cân, thận chủ cốt]. Nó có tác dụng bổ huyết hoạt huyết ở ngoài hệ kinh lạc và đem huyết đó nuôi dưỡng cân cốt – bổ huyết ở cân cốt. Chính vì thế các chứng huyết hư phong động gây bệnh ở kinh lạc thì vị hàng đầu tiên được sử dụng là kê huyết đằng vì nó hoạt huyết để bổ huyết (mà huyết hành phong tự diệt]. Vì đặc thù hoạt huyết chuyên biệt ở kinh lạc nên nó được ứng dụng đối với các chứng tý ở kinh lạc, các chứng tê bì tay chân, các chứng thắt lưng tê mỏi, gối yếu,….
Gọi là kê huyết đằng vì thân cây cắt ra có chất nhựa màu đỏ như máu (huyết là máu, đằng là dây], kê huyết đằng là dây máu gà, ngoài ra còn có tên gọi khác như hồng đằng, huyết đằng. Kê huyết đằng hiện nay là một vị thuốc dùng phổ biến đặc biệt là trong các bệnh lý cơ xương khớp thần kinh, mặt khác giá cũng rất rẻ.
Đặc điểm dược liệu
Phiến hình trụ, hơi cong. Bên ngoài màu nâu xám. Thể chất cứng. Mùi: nhẹ. Vị: se.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng có nhựa tiết dồi dào.
Ghi chú
Nhiều dược liệu trên thị trường được bán với tên Kê huyết đằng, do vậy cần chú ý phân biệt để tránh nhầm lẫn.
Dược điển Trung Quốc cũng có chuyên luận riêng của dược liệu Đại huyết đằng là dây leo khô của loài Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. et Wils.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Đài Loan
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam