Hồng Xiêm
Tên khoa học
Achras zapola L.
Giới : Asterids
Bộ : Ericales
Họ Hồng xiêm Sapotaceae
Tên khác
Hồng Xiêm có tên khác là Tầm Tức. Quả hồng xiêm miền Nam gọi là gì? Trong miền nam Hồng Xiêm còn được gọi là saboche, sapoche.
Nguồn gốc
- Hồng Xiêm có nguồn gốc từ Nam Mỹ và chủ yếu phân bố tại Mexico. Hiện nay cây Hồng Xiêm đã được di thực tới nhiều nước trên thế giới đặc biệt là những nước có khí hậu nhiệt đới. Ở Châu Á, Hồng Xiêm được trồng nhiều tại Thái Lan, Indonesiia, Malaysia, Philippine, Campuchia, Ấn Độ, Việt Nam. Tại Việt Nam Hồng Xiêm được trồng chủ yếu trong miền Nam nhưng miền Bắc cũng có thể trồng Hồng Xiêm chủ yếu để lấy quả. Hồng Xiêm là loại cây ăn quả phổ biến tại Việt Nam được trồng chủ yếu tại các vùng núi cao trên 1000m. Đây là giống cây ưa ẩm và khí hậu nhiệt đới nóng. Hồng Xiêm ra quả quanh năm.
- Hồng Xiêm hiện nay có nhiều giống một trong số đó là Trái hồng xiêm ruột đỏ có nguồn gốc từ Trung Mỹ.
Đặc điểm thực vật
- Cây Hồng Xiêm to có chiều cao 10-15m có phân nhiều cành.
- Hoa cây hồng xiêm mọc đơn độc ở kẽ lá có màu vàng nhạt, đài 6 răng xếp thành hai hàng và phù lông màu vàng, tràng 6 cánh, nhị 6, bầu 10-12 ô, nhị lép nhiều.
- Lá cây hồng xiêm mọc so le và dày, lá dai có màu nhanh, hình trứng hay hình trái xoan gốc có hình thuôn đầu tù hay hơi nhọn, mặt dưới có màu xanh lục nhạt, mặt trên có màu lục đậm và bóng, gân phụ lá xếp song song đều đặn.
- Quả Hồng Xiêm là quả mọng có hình trứng vỏ ngoài quả mỏng có màu nâu nhạt, hạt quả dẹt và màu đen nhọn ở hai đầu.
- Mùa ra hoa tháng 5-8 và mùa ra quả là tháng 9-11.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của Hồng Xiêm là vỏ thân và quả.
Thu hái, chế biến
Hồng Xiêm được thu hái quả vào tháng 9-11 hàng năm, quả có thể dùng trực tiếp hay phơi/sấy khô rồi bảo quản và dùng dần.
Tính vị, quy kinh
- Quả hồng xiêm có nóng không? Quả Hồng Xiêm chín có vị ngọt, tính mát vì vậy quả hồng xiêm ăn vào không nóng mà mát.
- Quả xanh có vị chát, tính bình.
Thành phần hóa học
- Quả Hồng Xiêm có chứa chất gôm nhựa gọi là các chicle. Chất gôm nhựa này có 40% là nhựa hydrat carbon 1,7%, nước 35% và 1 số thành phần khác. Nhựa này có tính chất gần giống gutta percha.Hồng xiêm là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt bao gồm vitamin A, phức hợp vitamin B, vitamin C, carotene, canxi, kali, magiê và phốt pho.
- Vỏ cây Hồng Xiêm còn non có chứa 1 ít alkaloid, saponin khi vỏ cây già có chứa tanin.
- Quả Hồng Xiêm khi chín có chứa protid 0,4%; glucid 9%, xenlulose 2,3%, tro 0,5%. Trong tro Hồng Xiêm có chứa P 21,6%, canxi 46,8% ngoài ra còn 7mg vitamin C.
- Hạt Hồng Xiêm có chứa acid cyanhydric và 23% dầu béo.
Tác dụng dược lý
- Về mặt dược lý, hồng xiêm đã được chứng minh là có tác dụng chống vi khuẩn, chống ký sinh trùng, chống nấm, hạ đường huyết, hạ đường huyết và chống ung thư.
- Chiết xuất metanol của quả Hồng Xiêm gây độc tế bào ung thư phụ thuộc vào liều lượng.
- Chiết xuất nước lá Hồng Xiêm có tác dụng gây độc tế bào chống lại dòng tế bào ung thư biểu mô tế bào gan ở người, có thể làm tăng tỷ lệ tế bào apoptotic sớm, tạo ra sự hình thành ROS, ngăn chặn sự phát triển của tế bào HepG2 thông qua điều chế biểu hiện phiên mã ERK1/2 / Akt1 / JNK1.
- Hồng xiêm chứa các chất phytochemical như catechin, epicatechin, leucocyanidin, leucodelphinidin, leucopelargonidin và axit gallic mang lại đặc tính chống oxy hóa mạnh.
- Do Hồng Xiêm chứa vitamin B5, B6, B3, B1,.. nên nó có tác dụng giúp an thần.
- Các thành phần khác nhau của cây Sapota như saponin và triterpenoid có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, giảm đau và diệt tinh trùng.
- Các thành phần methyl 4- O -galloylchlorogenate và axit 4- O -galloylchlorogen có nguồn gốc từ quả có thể gây độc tế bào ở tế bào ung thư ruột.
- Ngoài ra Hồng Xiêm còn chứa các protein gây dị ứng có thể gây dị ứng.
- Hồng Xiêm rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa giúp xây dựng khả năng miễn dịch, Polyphenol có trong hồng xiêm có thể chống lại các độc tố có hại và giảm nguy cơ mắc bệnh. Nó cũng có đặc tính kháng khuẩn và chống vi-rút có tác dụng bảo vệ hệ thống khỏi các vi khuẩn có hại.
- Công dụng quả Hồng Xiêm trong bổ sung năng lượng cho cơ thể là do hàm lượng glucose trong quá chín giúp cung cấp nguyên liệu cho cơ thể.
- Hàm lượng carbohydrates cao trong Hồng Xiêm có tác dụng cải thiện tình trạng suy nhược, giảm các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt.
- Hồng Xiêm có chứa nhều chất xơ giúp hỗ trợ nhuận tràng, giảm táo bón.
- Hồng Xiêm cũng cung cấp polyphenol và tanin giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp đào thải các chất thừa và làm sạch ruột.
- Hồng Xiêm có chứa vitamin A giúp tăng sức khỏe thị giác, cải thiện tầm nhìn.
- Thành phần các chất chống oxy hóa trong trái Hồng Xiêm giúp chống ung thư, tăng cường miễn dịch.
- Lượng magie trong hồng xiêm giúp tăng cường sức khỏe mạch máu và kali trong hồng xiêm giúp hệ tuần hoàn và huyết áp ổn định.
Công năng chủ trị
Công dụng của Hồng Xiêm trong đông y bao gồm giải khát, sinh tân dịch, nhuận tràng, quả Hồng Xiêm xanh có tác dụng làm săn , giải độc khi uống thuốc xổ mạnh. Vỏ cây có khả năng trị ỉa chảy, sốt rét, đi tả. Hạt dùng để giảm sốt, lợi tiểu.
Liều dùng
Hiện nay chưa thông tin về việc sử dụng trà Hồng Xiêm , hồng xiêm hiện nay được dùng phổ biến nhất là dùng trực tiếp hoặc làm sinh tố hồng xiêm.Có thể ăn Hồng Xiêm 3-5 quả/ngày.
Nên ăn hồng xiêm vào lúc nào? Hồng Xiêm có thể ăn bất kì lúc nào trong ngày.
Kiêng kỵ
- Quả hồng xiêm kỵ với gì? Quả Hồng Xiêm kiêng kỵ với 1 số thực phẩm như khoai lang (gây kết tủa vào tạo thành sỏi dạ dày), canh cua (gây ỉa chảy, buồn nôn), rượu (gây khó tiêu, tắc ruột) , trứng (gây nôn mửa) , thịt ngỗng (gây nguy cơ tử vong).
- Ai không nên ăn hồng xiêm? Do trong trái Hồng Xiêm chín có chứa lượng glucose cao vì vậy hạn chế dùng Hồng Xiêm cho người bị tiểu đường, béo phì, thừa cân hay gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như ăn khó tiêu.
Một số bài thuốc có chứa Hồng Xiêm
- Chữa ỉa chảy: vỏ thân cây Hồng Xiêm dùng để sắc rồi uống, liều sắc là 6-12g vỏ thân Hồng Xiêm/ngày.
- Trị kiết lỵ: 10-20g quả Hồng Xiêm xanh hay vỏ cây đem sắc lên và uống.
- Giúp lợi tiểu, hạ sốt:
-
- Bài thuốc 1: 6 hạt hồng xiêm đem phơi khô và nghiền thành bột rối uống với nước hoặc rượu, không nên dùng liều cao hơn liều khuyến cáo vì có thể gây khó đái và gây ngộ độc.
- Bài thuốc 2: 100g lá tre + 5g hạt hồng xiêm + 450 ml nước đem sắc đến khi còn 150mlk thì tắt bếp rồi lọc lấy phần nước rồi uống, chia 2 lần/ngày.
-
- Chữa rối loạn tiêu hóa do bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều đạm, mỡ: 15 – 20g Quả hồng xiêm còn xanh + 200ml nước, đun nhỏ lửa đến khi còn 100ml thì tắt bếp và lọc lấy phần dịch uống trong ngày, chia thành 2 lần. Nên uống sau ăn 15 ohuts trong 3-5 ngày.
- Chữa táo bón, kiện tỳ, ăn kém:
- Bài thuốc 1: mỗi ngày ăn 3-5 quả hồng xiêm chín ( nến chia thành 2 lần trong ngày)
- Bài thuốc 2: thủy xương bồ 5g + vỏ quả quýt 10g + lá hồng xiêm 20g + 400ml nước đem sắc đến khi còn 150ml thì tắt bếp rồi uống 2 lần/ngày trong 5 ngày
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Hồng Xiêm. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 770. Truy cập ngày 11/12/2023.
- Đỗ Huy Bích (2006), Hồng Xiêm, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 1006. Truy cập ngày 11/12/2023.
- Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Hồng Xiêm, trang 516. Truy cập ngày 11/12/2023.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam