Hoàng Tinh (Củ Cây Cơm Nếp)

Hiển thị kết quả duy nhất

Hoàng Tinh (Củ Cây Cơm Nếp)

Tên khoa học

Polygonatum sibiricutn Red. (Hoàng tinh), họ Hành (Liliaceae)

Cây Hoàng tinh
Cây Hoàng tinh

Nguồn gốc

Thân rễ khô của loài Polygonatum sibiricutn Red. (Hoàng tinh), họ Hành (Liliaceae). Còn gọi là Hoàng tinh đẩu gà.

Vùng sản xuất

Chủ yếu ở Hà Bắc, Nội Mông Cổ, Thiểm Tây.

Thu hái và chế biến dược liệu Hoàng

Thu hái vào mùa Xuân và mùa Thu. Loại bỏ rễ con, rửa sạch, luộc hoặc hấp chín đến lõi, phơi đến khô.

Tính vị quy kinh

Vị ngọt, tính bình. Bổ khí dưỡng âm, kiện tỳ, nhuận phế, ích thận.

Tác dụng

Bổ tỳ nhuận phế sinh tân ích thận.

Tác dụng khá hòa hoãn cho nên thích hợp uống lâu dài đươc.

Ba vị thuốc thiên môn, thạch hộc và hoàng tinh là những vị có tác dụng bổ âm rất mạnh, nhưng Vị thuốc này có một điểm chung là mặc dù bổ rất mạnh nhưng không chuyên tạng nào mà có tính dàn trải. Nghĩa là bổ phần âm của nhiều tạng một lúc.

Thiên môn có tác dụng bổ phế âm và thận âm.

Thạch hộc bổ thận âm, vị âm và phế âm.

Hoàng tinh bổ thận âm, phế âm và tỳ âm.

Các vị thuôc này bổ rất sâu vào phần âm của các tạng, trong đó riêng bổ thận âm đều vào được đến phần sâu nhất là tinh huyết. Riêng Hoàng tinh tác dụng bổ thận âm, bổ rất mạnh phần tinh huyết, tuy nhiên hoàng tinh bổ cả phê tỳ âm nữa nên tác dụng không chuyên biệt. Thiên môn, Thạch hộc cũng như vậy cũng bổ thận âm nhưng lại đi kèm bổ thêm phần âm của các tạng khác nữa. Chính vì thế trên lâm sàng khi nào cần dùng một vị thuốc mà bổ trục âm của tất cả các tạng thì những vị thuốc này là ưu tiên hàng đầu, còn nếu chỉ cần tác dụng chuyên biệt vào cụ thể một tạng âm nào đó thì các vị thuốc này lại không được ưu tiên. Ví dụ như chỉ bổ thận âm bổ phần tinh huyết của thận thì ưu tiên số 1 vẫn là Thục địa.

Ngoài ra cũng phải lưu ý thêm 3 vị này bổ trục âm của gần như tất cả các tạng nên giá thành cũng rất đắt, đặc biệt Thạch hộc (loại thiết bì thạch hộc) loại siêu phẩm giá cũng cỡ 30-40tr/kg đắt hơn cả nhân sâm 15-20tr/kg. Hay như hoàng tinh cũng vậy, rất đắt vài chục triệu/kg. Thiên môn thì giá mềm hơn một chút, rẻ nhất trong số 3 vị thuốc này tầm vài triệu/kg loại tốt nhất. Chính vì giá rất đắt nên 3 vị thuốc này được làm giả nhiều bậc nhất trên lâm sàng, nếu không có kinh nghiệm chọn thuốc thì gần như chắc chắn sẽ dùng phải thuốc giả.

Thạch hộc, phải chọn được loại thiết bì thạch hộc, cấu trúc tạo nên thân cây chính là nhựa cây, có chứa rất ít xơ, nên khi cho vào miệng ngậm thấy tan dần tan dần, tan đến hết trong miệng – đó đích thị mới là thiết bì thạch hộc. Còn thạch hộc trên lâm sàng hiện nay các hiệu thuốc rao bán rất nhiều xơ, ngậm như ngậm rơm thì vô dụng?mua phí tiền vì dùng hoàn toàn không có hiệu quả.

Hoàng tinh, về hình dáng giống giống củ gừng, nhưng khác: gừng thì cứng còn hoàng tinh thì mềm mềm và dẻo hơn. Đấy là về hình dáng thì nhìn giống giống gừng, còn thực tế lại rất hay bị làm giả từ thục địa. Hoàng tinh hay dùng trực tiếp ít phải qua sao chế và thường hay có màu vàng, còn thục địa phải cửu chửng cửu sái, vì thục địa màu đen nên hay nhuộm vàng để làm giả hoàng tinh. Kinh nghiệm phân biệt là bóp hoặc bẻ ra đế kiểm tra bên trong, nếu bên trong đen thì đó là thục địa.

Thiên môn đông, cũng bị làm giả rất nhiều, có đặc điểm là bề mặt bên ngoài lúc nào cũng ướt ướt, nhớt nhớt, phơi không bao giờ khô. Thiên môn thì lại rất hay bị làm giả từ mạch môn. Khi phân biệt thì thiên môn nhìn bao giờ cũng dài hơn và mềm hơn mạch môn.

Những kinh nghiệm phân biệt và chọn thuốc, tác giả đúc kết từ quá trình làm lâm sàng và học tập qua các tiền bối đi trước, hy vọng nó sẽ là một tư liệu để các quý thầy thuốc tham khảo phân biệt và lựa chọn được vị thuốc tốt. Bởi vì song song với sự phát triển của các quy trình bào chế dược liệu, thì quy trình làm giả dược liệu cũng cực kỳ tinh vi. Đặt vấn đề một vị thuốc giá đến 30-40tr/lkg, làm giả từ các sản phẩm khác có giá rẻ hơn gấp bội, ví dụ như thục địa chỉ vài trăm nghìn một kg, khi làm giả thành hoàng tinh thì lợi nhuận siêu lãi. Đầu tư 400k bán 40 triệu, lãi gấp 100 lần. Vì vậy việc dược liệu bị làm giả nó luôn tồn tại với bất kỳ thầy thuốc nào trong suốt cuộc đời làm thuốc. Và cách tốt nhất là các thầy thuốc phải nâng tầm chọn lựa, tìm dược liệu cao siêu hơn nữa; thuốc giả tinh vi đến đâu thì thầy thuốc nhận biết thuốc chuẩn xác hơn bấy nhiêu, vì khi đã có quy trình nhận biết thuốc chuẩn, thuốc giả không ai mua nữa, tự nhiên nạn dược liệu giả sẽ hết.

Đặc điểm dược liệu

Hình trụ cong, nhiều đốt, các đốt dài 2-4cm. Bể mặt trắng vàng hoặc vàng xám, trong mờ. Mùi: nhạt, VỊ: ngọt, dính khi nhai. Dược liệu Hoàng tinh
Đại Hoàng tinh và Hoàng tinh dạng gừng

Yêu cầu chất lượng

Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng gồm các miếng to, mập và nhuận, vàng, bê’ mặt cắt dạng “mặt đường phèn”. Loại có vị đắng không thể dùng làm thuốc.

Ghi chú

Dược điển Trung Quốc cũng ghi thân rễ khô của loài p. kingianum Coll, et Hemsl. (Điền hoàng tinh, Đại hoàng tinh) và p. cyrtonema Hua (Hoàng tinh dạng gừng, Hoàng tinh nhiều hoa) được sử dụng như Hoàng tinh. Đại hoàng tinh chủ yếu sản xuất ở Vân Nam, Quý Châu và Quảng Tầy. Hoàng tinh dạng gừng chủ yếu ở Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, An Huy và Chiết Giang.

Thuốc tăng cường miễn dịch

Phyproxaden

Được xếp hạng 5.00 5 sao
265.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Lọ 30 viên

Xuất xứ: Việt Nam