Hoàng Dược Tử (Khoai Dái/ Khoai Trời)
Tên khoa học
Dioscorea Bulbifera
Tên khác
Hoàng Dược Tử hay còn gọi là Khoai Trời, Khoai Dái, Hoàng Dược, Củ Dại
Nguồn gốc
Hoàng Dược Tử được tìm thấy ở Trung Quốc thường phân bố ở các tỉnh phía nam Hà Nam, miền nam Giang Tô, miền nam An Huy, Phúc Kiến, Chiết Giang, Hồ Nam, Đài Loan, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quảng Đông, Cam Túc, Quý Châu, Thiểm Tây, Quý Châu, Tứ Tứ Xuyên, Vân Nam, Tây Tạng. Ngoài Trung Quốc Hoàng Dược Tử cũng được tìm thấy ở các nước như Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, Châu Đại Dương, Châu Phi, Bắc Triều Tiên.
Đặc điểm thực vật
Hoàng Dược Tử là loại cây dây leo sống lâu năm có đặc điểm là thân rễ dạng củ, bên trong thịt củ có màu kem hoặc màu vàng. Thân cây nhẵn, hơi có cánh và tròn, màu tím, trơn bóng. Lá của Hoàng Dược Tử là lá đơn, kích thước trung bình là 34 x 32 cm, mọc so le, hình tim, nhẵn, có mũi nhọn. Ở nách lá có những củ non mọc ra hay còn được gọi là dái củ, những củ non này có hình cầu hoặc hình trứng với kích thước không thay đổi, có khi có kích thước rất to có đường kính lên tới 10cm. Hoa của Hoàng Dược Tử mọc thành bông thõng xuống, nhị 6, bao hoa 6, chỉ nhị đứng hướng lên trên. Hoa cái giống hoa đực. Quả của cây dạng quả nang, mọc thõng xuống và có cánh. Hoàng Dược Tử ra hoa vào tháng 7 đến tháng 10 và thời điểm có quả là tháng 8 đến tháng 11.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của Hoàng Dược Tử là củ của cây.
Thu hái, chế biến
Củ Khoai Dái sẽ được thu hoạch vào cuối mùa hè và thời điểm đầu mùa đông tức là từ tháng 9 đến tháng 11. Củ được chọn sẽ là những củ to được đào lên, thân, lá sẽ được cắt bỏ ra khỏi củ sau đó củ được đem rửa sạch cho hết đất và những tạp chất bên ngoài củ. Củ sau khi đã chế biến làm sạch sẽ đem thái lát với độ dày 1-1,5 cm và đem phơi hoặc sấy khô sẽ thu được vị thuốc Hoàng Dược Tử.
Mô tả dược liệu
Dược liệu Hoàng Dược Tử là những tấm cắt ngang, có hình tròn hay gần tròn với độ dày 0,5-1,5 cm và đường kính là 2,5-7cm. Bề mặt các miếng dược liệu có màu nâu đen, nhăn nheo với nhiều gân rễ màu trắng và dễ dàng bóc vỏ. Mặt cắt của dược liệu có màu trắng-vàng đến màu nâu vàng, không đồng đều, nhăn. Dược liệu có thể chất giòn, cứng vì vậy dễ gãy, mùi hơi đắng.
Khi cắt ngang dược liệu và soi dưới kính hiển vi cho thấy vách tế bào của nút là các vi gỗ, các tế bào đá bên trong được xếp thành vòng tròn theo thứ tự luân phiên thành vòng. Các bó mạch lỏng lẻo, hầu hết các tế bào nhu mô của dược liệu đều cho thấy có chứa các hạt tinh bột, các tế bào nhầy đều chứa 1 bó các hạt oxalat calci hình kim.
Tính vị, quy kinh
Hoàng Dược Tử có tình bình, vị đắng, quy kinh đại trường.
Thành phần hóa học
Hoàng Dược Tử có chứa thành phần chủ yếu là các chất độc tố thuộc nhóm steroid, diosgenin được dùng trong sản xuất 1 số hormon thuộc nhóm steroid tổng hợp.
Định tính
- Định tính phenol, tannin: lấy 0,5g bột Hoàng Dược Tử khô thêm 5ml nước, khuấy, lắc và đem lọc. Lấy 1ml dịch lọc và cho thêm 2 giọt dung dịch thử ferric clorua 1%, dung dịch xuất hiện kết tủa flocculent và xuất hiện màu xanh lá cây trong dịch.
- Lấy 1 g bột thô Hoàng Dược Tử cho thêm 10 ml ethanol để trong 10 phút và lọc. Các giọt dịch lọc trên giấy lọc được cho thêm vài giọt dung dịch thử hydrochloride vanillin 1% cho thấy mùi thơm của hoa oải hương.
- Định tính lacton, steroid: dịch ethanol bên trên được lấy và cho thêm dung dịch thử p-dimethylminobenzaldehyde cho thấy màu hồng sau khi đun nóng.
Tác dụng dược lý
Củ Hoàng Dược Tử sau khi được luộc kỹ thì sẽ loại bỏ được những chất độc và đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe bao gồm điều trị bướu giáp, nôn ra máu, viêm hạch bạch huyết do lao, loét đường ruột, loét dạ dày, chảy máu cam, ho ra máu, tử cung bị chảy máu, chữa ho gà. Khi dùng Hoàng Dược Tử dán lên hai bên thái dương có thể chữa đau đầu tuy nhiên nếu mài và uống với nước sẽ gây nôn mửa giúp giải độc thuốc. Hoàng Dược Tử cũng được dùng để trị rắn cắn, đinh nhọt, chó dại cắn. Ở Campuchia, Hoàng Dược Tử còn được dùng để điều trị rối loạn tuần hoàn.
Ở Ấn Độ, Hoàng Dược Tử được dùng đắp tại chỗ các vết loét, dùng để uống giúp trị giang mai, trĩ, lỵ, ỉa chảy. Tại Trung Quốc, Hoàng Dược Tử giúp cầm chảy máu, trị loét dạ dày, thực quản, nôn ra máu, chảy máu cam, sưng tuyến giáp, khạc ra máu, nhọt độc, chảy máu dạ con, chó dại cắn, rắn cắn, viêm phế quản cấp và mạn tính, hen suyễn.
Công năng chủ trị
Hoàng Dược Tử có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, cầm máu, long đờm chủ trị bướu giáp, giang mai lở loét, ung thư dạ dày, thực quản.
Liều dùng
Hoàng Dược Tử dùng theo đường ngoài da để giã đắp lên vết thương với liều 3-5g.
Khi dùng Hoàng Dược Tử theo đường sắc uống có thể dùng 10-15g nếu dùng trong trường hợp loét ung thư có thể dùng liều cao lên đến 30g.
Một số bài thuốc có chứa Hoàng Dược Tử
- Bài thuốc chữa ung thư thực quản, dạ dày: lấy củ tươi Hoàng Dược Tử đem cạo sạch vỏ và rửa sạch, thái lát, sấy/phơi khô rồi đem tán thành bột uống 2-3 lần/ngày khoáng 16g bột mỗi ngày hoặc có thể chế thành viên và uống.
- Chữa lở loét, giang mai: Hoàng Dược Tử 15g, thổ phục linh 12g cho vào sắc uống thay trà 1 thang mỗi ngày.
- Chữa bướu giáp: ngâm 200g củ Hoàng Dược Tử trong 1000cc rượu trắng trong 1 tuần sau đó chiết thu lấy dịch và uống 100ml dịch chiết rượu trên/này, chia thành 3-4 lần/ngày.
- Chữa ho khạc ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi: dùng 8-16g củ đã được phơi hay sấy khô của Hoàng Dược Tử đem sắc với nước uống.
- Chữa mụn nhọt, chó dại cắn, rắn cắn: giã củ tươi sau đó vắt lấy nước cốt để uống và phần bã thì đắp vào vị trí bị tổn thương.
- Chữa giang mai, lở loét:
Tài liệu tham khảo
Từ điển Cây thuốc Việt Nam, Hoàng Dược Tử, trang 1207 tập II.